Vượt qua những con đường đông đúc trước cửa ngõ Sài gòn,xe chúng tôi băng băng đi vào đường cao tốc thành phố Hồ Chí, Minh-Long Thành-Dầu giây ,con đường mà cách đây hơn 10 năm, những người mơ mộng nhất cũng không hình dung ra. Chặng đường tới Long Thành,và xa hơn là tới vũng Tàu, gần đấy mà xa lắc và gập ghềnh như “ dường vào đất Thục” biến mỗi chuyến đi thư giãn của người dân Sài Gòn cuối tuần qua quốc lộ 51 như những chuyến đi hành xác.
Nhưng bây giờ,Chúng tôi đang lướt trên con đường thoáng đãng hơn hẳn ngày xưa. Chưa hết cảnh đông đúc,và trước mặt chúng tôi vẫn là những hàng dài xe hơi,nhưng khoảng cách giữa Sài gòn và Long Thành đã thu ngắn lại đáng kể.
Bắt đầu từ nút giao đường Mai Chí Thọ, Thành phố Thủ Đức xe chúng tôi trực chỉ về phía Đông,và sau 35 phút đã có mặt tại thị xã Long Thành. Vũ Lê, người bạn đường đưa chúng tôi di chỉ ra ngoài xe và hỏi chúng tôi:
– Cô chú chắc đã qua Long Thành nhiều lần. Cô chú thấy Long Thành có khác xưa không ?
Tôi liếc mắt nhìn qua cửa kính xe hơi. Tôi đã quá nhiều lần ra đi Vũng Tàu và qua Long Thành , khi đi tắm biển khi dẫn đoàn đua xe đạp những dịp ngày nhà báo 21/6/ do báo Sài Gòn phóng tổ chức.
Nhiều lần dừng xe ở chợ Long Khánh nghỉ ngơi uống nước và mua trái cây. Không còn bóng dáng của một thị xã vùng cao su heo hút và lạnh lẽo. Thay và đó là cảnh buôn bán sầm uất như một trung tâm đô thị vùng ven Sài Gòn. Mạnh Dũng và Văn Quân thì thầm ghé tai tôi:
– Từ ngày khởi công sân bay quốc tế Long Thành, giá đất ở đây tăng Chóng mặt,chú ơi
Tôi nhìn ra hai mặt phố. Bảng treo bán đất hiện diện khắp nơi ,mắt như mờ đi khi nhìn dòng xe cộ nối đuôi nhau qua mặt tôi lướt qua đường phố Long Thành. Vâng!Đất đang tăng và có thể sẽ còn tăng.
Đơn giản, Long Thành đang dần hình thành trung tâm của một đô thị,trong tương lai,sẽ là đô thị quốc tế, được bảo chứng bằng sân bay quốc tế ,với công suất 100 triệu khách/ năm- một sân bay lớn nhất Việt Nam,sẽ hoàn thành và khai thác vào năm 2025.
Đây không chỉ là nơi hội tụ khách du lịch quốc tế, là cú hích cho phát triển du lịch Các tỉnh phía Nam và cả nước, mà trong thời gian không xa,sẽ trở thành trung tâm thương mại,dịch vụ, giao thương giữa vùng kinh tế Đông Nam bộ, với đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung Tây Nguyên, Châu thổ sông Hồng ,trung tâm kinh tế-văn hóa thủ đô và các vùng kinh tế khác trong cả nước.
Ý tưởng hình thành sân bay Long thành đã được các nhà quản trị đất nước,các nhà kinh tế nung nấu nhiều năm. Đây có thể coi là vùng đất năng động nhất nước, với số dân khoảng 22 triệu,trong đó dân số đô thị khoảng 77%.
Trong khi toàn vùng chỉ có duy nhất một sân bay quốc tế là Tân Sơn Nhất, được xây dựng trong chiến tranh,chủ yếu phục vụ cho quân sự và một phần sinh hoạt dân sự. Yếu điểm lớn nhất của Tân Sơn Nhất là nằm ngay giữa vùng nội đô, bây giờ đã trở thành một vùng đất trung tâm đông đúc, chật chội và gần như không thể mở rộng. Công suất sân bay Tân Sơn Nhất tối đa khoảng25 triệu khách/năm, có lúc đã phải đón 30 triệu khách /năm, trở thành chiếc áo quá chật trên cơ thể một vùng đất đang độ dậy thi Và trên đà tăng trưởng vượt bực.
Trong khi đó, với đường lối ngoại giao cởi mở của đảng ta: đa dạng đa phương hóa các quan hệ đối ngoại Việt Nam muốn làm bạn với các nước không phụ thuộc vào thể chế chính trị, Việt Nam đang thu hút đông đảo sự quan tâm của bạn bè khắp năm châu.
Đầu tư quốc tế vào Việt Nam ngày càng tăng lên, trong đó vùng đất phía Nam là vùng đầu tư trọng điểm. Với đà tăng trưởng trung bình từ 15 đến 20% khách quốc tế hàng năm và khoảng 20% dân số đi lại bằng đường hàng không Việc xây dựng một sân bay quốc tế mới đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển là một đòi hỏi hết sức cấp bách.
Phác thảo dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành của các nhà quản trị quốc gia đã được các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế bàn thảo,trao đổi,thậm chí tranh cãi, khảo sát một cách nghiêm túc.
Dự án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tháng 6/2011 , được đặt lên bàn nghị sự của quốc hội và thông qua trong kỳ họp tháng 6/2015. Một sự lựa chọn sáng suốt chứng tỏ tầm nhìn xa của Lãnh đạo đảng,nhà nước và quốc hội-những người đại diện nhân dân.
Long Thành- Đồng Nai nằm ở vị trí đắc địa – một vị trí huyết mạch khu vực tam giác trọng điểm kinh tế phía Nam. Đây lại là địa điểm có quỹ đất đủ sức đáp ứng cho một dự án cần quỹ đất lớn khoảng 25000 ha, trong đó sân bay chiếm 5.000 ha. Chọn Bình Sơn, Long Thành làm sân bay là chọn được vị trí vàng cho giao thương.
Sân bay chỉ cách TPHCM về phía đông.Cách thủ phủ và khu công nghiệp Biên Hòa 30 km về phía Đông Nam Cách thành phố Vũng Tàu 70 km và nằm ngay sát Cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây – một điểm kết nối lý tưởng cho các hoạt động giao thương kinh tế -thương mại- dịch vụ.
Chọn, quyết định xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, nhãn quan chiến lược của những nhà lãnh đạo đất nước đã mở ra điểm đột phá cho sự phát triển kinh tế tương lai. Dự án được khởi công ngày giai đoạn 1 ngày 5/1/2021 dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Theo quy hoạch tổng thể,sau khi hoàn thành,sân bay sẽ có 4 đường băng cất cánh hiện đại nhất có thể đón các loại máy 2 tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747-8, 4 nhà ga hiện đại có thể đón 100 triệu khách/năm (Giai đoạn 1 là 25 triệu khách năm). Tổng mức đầu tư giai đoạn 1: 6,7447 tỷ USD, và tổng đầu tư khái toán tổng công trình khoảng 16, 0 3 tỷ USD…
Nhưng con đường đi đến dự án sân bay Long Thành không đơn giải như một cộng một bằng hai. Vẫn chìm trong những con số lãng mạn về sân bay mới, tôi bỗng chợt nhớ đến những ý kiến phản biện của các nhà khoa học, rất tâm huyết mà lý lẽ không phải không thuyết phục.
Có nhà khoa học lập luận rằng quan điểm sân bay quốc tế phải cách xa trung tâm thành phố là không đúng . Theo ông, hiện vẫn có hàng chục sân bay quốc tế trên thế giới cách trung tâm thành phố chỉ 10 km thôi.
Nhà khoa học khác thì cho rằng Sân bay Tân Sơn Nhất còn có khả năng mở rộng và việc mở rộng Tân sơn Nhất sẽ ít tốn kém hơn xây dựng mới sân bay tại Long Thành,trong khi tiềm năng kinh tế đất nước còn hạn chế. Cũng theo ông, Sân bay Long Thành nếu nói về tác dụng trung chuyển quốc tế thì chỉ có thể trung chuyển cho mỗi một nước Úc thôi, mà Úc chỉ có 20 triệu dân trong khi tất cả các sân bay ở Đông Nam Á đều có thể trung chuyển cho Úc.
Long Thành khó mà có thể cạnh tranh được với những sân bay rất lớn đã có truyền thống của khu vực như sân bay Chek Lap Kok (Hồng Kông), sân bay Changi (Singapore), sân bay Kuala Lumpur (Malaysia) Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan). Mong muốn sân bay Long Thành trở thành sân bay trung chuyển quốc tế là không thực tế và con số 100 triệu hành khách/ năm theo dự báo cũng là một con số thiếu cơ sở khoa học.
Những ý kiến phản biện tâm huyết của các chuyên gia đã được cân nhắc,trao đổi một cách thấu đáo trên cơ sở khoa học. Quyết định cuối cùng đã được đưa ra. Và hôm nay,tại đây, tôi đã chứng kiến một dự án thai nghén nhiều năm đang dần hiện rõ hình hài.
Nơi đây không chỉ đón khách quốc tế,nơi quá cảnh các chuyến bay của các hãng hàng không,là nơi trung chuyển hàng hóa quốc tế. Nơi đây sẽ còn là nơi cung cấp dịch vụ hàng không, cung cấp xăng dầu,sửa chữa máy bay cho các hãng hàng không quốc tế và Việt Nam…
Trong khi đang suy nghĩ lan man về những viễn cảnh mở ra của sân bay, Dũng ,Lê và Quân đã kéo tôi lại với thực tại. Đưa tôi xuống xe, Quân chỉ:
– Đây là nút giao giữa quốc lộ 51 và cao tốc TP Hồ Chí Minh- Long Thành Dầu Giây. Chú nhìn sang phía tay con chỉ đi-đó là 1 trong 4 cao tốc sẽ kết nối với long Thành trong tương lai.Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đã hoàn thành 80 %.Đường cao tốc VũngTàu-Biên hòa. Hệ thống đướng vành đai 3,4 và đường cao tốc Long Thành –Dầu Giây được mở rộng. Giao thông sẽ là điểm tựa để vùng đất Long Thành cất cánh bay lên.
Tôi nhìn theo hướng tay chỉ của Quân và chứng kiến cảnh những chiếc xe úi đất đang miệt mài làm việc. Tất nhiên giao thông sẽ là đầu câu chuyện. Nhưng đi cùng với giao thông, các khu công nghiệp phụ trợ phục vụ sân bay,phục vụ sản xuất và xã hội sẽ theo đó mọc lên. Tôi ghé mắt nhỉn tấm bản đồ tổng thể mới nhất khu vực sân bay Long Thành trên tay anh bạn trẻ Phú Lộc và hình dung ra vị trí các khu công nghiệp đã và sẽ hình thành nay mai : khu công nghiệp đô thị Long Đức rộng 550 ha; khu công nghiệp đô thị dịch vụ Long Thành 2600ha; khu công nghiệp đô thị dịch vụ Cẩm Mỹ 3600 ha. Và quanh sân bay là các khu công nghiệp Phước bình, 1,2,4….
Đó là chưa kể các khu công nghiêp đang có kế hoạch mở rộng như Dầu Giây, Long Khánh,Tân Phú. Giao thông thuận tiện cũng kết nối sân bay Long Khánh với các khu công nghiệp Thị Vải – Cái Mép, Gò Dầu, Phú An, cảng Long Phước – Một tiềm năng phát triển đang nằm trong tầm tay…
Và đất lành chim đậu. Sau khu công nghiệp sẽ là các khu dân cư Đô thị. Đã và đang hình thành những dự án dân cư quanh các khu đô vệ tinh. Nào là dự án đô thị Gem Sky World, dự án khu dân cư lộc An, dự án khu dân cư Airport golden gate ở cửa ngõ sân bay, dự án khu đô thị Era city, dự án Century city với hàng ngàn căn hộ và biệt thự, dự án khu dân cư công nghiệp Phước Bình…và xa hơn sẽ còn nhiều dự án tiếp tục hình thành trong đó có những án có tầm quốc tế.
Nhưng chừng đó có thể cũng còn chưa đủ,khi sân bay đi vào khai thác. Đặc biệt khi Long Thành trở thành một sân bay trung chuyển quốc tế có thể cạnh tranh ngang tầm các sân bay khu vực Đông Nam Á, sau khi hoàn thành giai đoạn 3 vào năm 2035 nhất là khi những đóng góp của hoạt động sân bay,theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế : Đóng góp được từ 3-5 % GDP của cả nước
Quy mô,tầm vóc con rồng mới LONG THÀNH sẽ ra sao, chưa biết. Nhưng cũng có thể hình dung ra những chuyển động của vùng đất đang vượt vũ môn này.Đốt cháy trái tim thành trí tuệ. Một quyết định chắt từ Tình yêu máu huyết với cuộc sống, nói tiếng nói của trái tim nhân dân và khát khao bứt phá hóa rồng sẽ tạo ra nguồn năng lượng vô tận giúp con người có thể vươn lên đoạt trờì, theo cách nói của Anghen. Không cần gọi “Vừng ơi mở ra” tự chúng ta, đang viết lên câu cổ tích của chính mình
Chúng tôi rời Long Thành vào lúc 1 giờ chiều. Bước lên xe, tôi vẫn nghe vẳng bên tai tiếng xe máy rộn ràng và những tấm lưng đẫm mồ hôi của công nhân công trường, mặc dù Nam bộ đang là giữa mùa mưa. Dự án đang diễn ra đúng tiến độ.
Tôi nhìn qua những mặt mới quen: Những Tuệ An,Phúc lộc,Vũ Lê, Mạnh Dũng, Văn Quân- Những chàng trai cô gái Thanh Hóa, Thái Bình, Sài gòn và bao nhiêu gương mặt khác khắp đất nước này, hình dung, họ sẽ thành công dân danh dự của Long Thành.
Và sẽ còn bao gương mặt bạn bè quốc tế đến nhận nơi này làm quê hương. Thấp thoáng trong gương mặt họ,những người sẽ thay chúng tôi tiếp nhận tương lai của đất nước này,tôi thấy ngời lên những sắc hoa đang mùa ươm nụ. Bất chợt tôi nhớ đến câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhất đóa hoàng hoa nhất điểm xuân.
Tôi nhắm mắt lại. Chiếc xe lại lăn bánh về TP Hồ Chí Minh. Mây đen đã kéo về, nhưng hôm nay Sài Gòn không mưa.
Long Thành – Sài Gòn
Những ngày cuối năm