Thứ Hai, 14/07/2025
29.1 C
Ho Chi Minh City

Một kỉ niệm với Chị Thanh Loan người nghệ sĩ – Chiến sĩ

Chúng tôi gọi chị bằng cái tên trìu mến: Chị Ba Thanh Loan. Ấy là một ngày đầu xuân tôi chuẩn bị lên đường vào Nam. Cái mảnh đất yêu quí, đầy sức hấp dẫn ấy đã hiện ra bằng xương bằng thịt qua hình ảnh người nghệ sĩ cao tuổi, không chỉ bằng cái giọng nói mềm, ngọt dễ mến chả người phụ nữ Nam Bộ, mà còn ở chất lửa toát ra từ trai tim. Nắm tay chúng tôi, chị Ba Thanh Loan ứa nước mắt: <Chúc các em lên đường bình yên. Xin gửi lời chào Nam Bộ. Hẹn gặp lại các em một ngày không xa>. Và chị đã giữ lời hứa. Hai năm sau, mùa xuân năm 1973, chị lại khăn gói trên vai, lội dịc Trường Sơn trở về với chiến trường miền Nam. Bài học của người nghệ sĩ – chiến sĩ ấy trước hết là bài học về lòng yêu nước, một tấm gương lao động nghệ thuật nghiêm túc. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Vĩnh Long, 9 tuổi, chị Thanh Loan (lúc ấy là cô bé Nguyễn Thị Ba) đi theo cậy ruột là kép hát cho một đoàn hát bội. Với tình yêu nghệ thuật, lòng kiên trì và say sưa học hỏi sáng tạo, mặc dù không được cuộc đời ưu đãi, cô Ba Thanh Loan đã bước lên sân khấu từ năm 14 tuổi. Và từ đó là một quá trình lao động nghệ thuật, những tử thách gay go. Chị xuất hiện trên sân khấu bằng chính vóc dáng và phong thái của mình. Chị đã thành công. Cây cay đắng đã ra mùa trái ngọt. Những vai chị được giao phó trong các vở <Cánh buồm đen>, <Tấm lòng Trịnh>, <Chị chồng tôi>… được khán giả mến mộ, hoan nghênh.

Nhưng tình yêu nghệ thuật chỉ là một mặt trong tình yêu lớn của chị: tình yêu đất nước, yêu con người, yêu cuộc sống. Khi tiếng súng Cách mạng Tháng 8-1945 bùng nổ, chị cùng với nhân dân Sài Gòn tham gia cướp chính quyền. Có thời kỳ chị đã trực tiếp nhận nhiệm vụ mua vật liệt hoá chất cho công binh xưởng tỉnh Gò Công. Năm 1962, nghệ sĩ Thanh Loan từ giã mặt trận văn nghệ Sài Gòn ra hẳn vùng giải phóng. Ngoài những chức vụ nặng nề mà chị gánh vác: Phó Chủ tịch Hội văn nghệ Giải phóng khu Sài Gòn – Gia Định, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Giải phóng miền Nam, cán bộ ban Văn nghệ Trung ương cục, Tiểu ban Văn nghệ Ban tuyên huấn Tây Nam Bộ, chị còn tham gia công tác đạo diễn và dào tạo diễn viên trẻ. Dưới ánh sáng của những ngọn đèn dầu, giữa toạ độ của máy bay B52, người nghệ sĩ cao tuổi ấy thường xuyên tham gia đoàn văn công xung kích phục vụ đồng bào, bộ đội, mài sắc giọng hát của mình thành vũ khí.

Vĩnh biệt chị Thanh Loan, rồi đây có thể người ta quên đi chức vụ uỷ viên Ban chấp hành Hội nghệ sĩ sân khấu, cố vấn nghệ thuật Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, cố vấn Hội Sân khấu thành phố Hồ Chí Minh mà chị đã giữ. Nhưng sẽ không ai quên được chị Thanh Loan con người nghệ sĩ – chiến sĩ. Những người cùng lứa với chị sẽ nhắc đến chị với những vai chị đã sắm trên sân khấu Sài Gòn. Lớp chiến sĩ chống Mỹ đã từng đội pháo, đội bom nhớ tới chị trong bài ca <Đêm trăng nhớ bạn>, <Quê tôi đổi mới>, những vai chị đóng trong các vở <Đâu có giặc là ta cứ đi> của Ngô Y Linh và <Võ Thị Sáu> của Phạm Ngọc Truyền. Những cánh chim nghệ thuật ra ràng với bàn tay dìu dắt của chị sẽ nhớ một người thầy nhân ái, bao dung. Còn chúng tôi, những chàng trai châu thổ sông Hồng, vẫn nhớ mãi cái mùa xuân năm 1971, cái giọng nói ngọt ngào và bàn tay ấm nóng của chị. Chúng tôi đã bắt gặp ở bàn tay ấy một tấm lòng, một trái tim, làm trỗi dậy trong chúng tôi them mãnh liệt cái tình yêu vốn đã mãnh liệt đối với một miền đất kỳ lạ của Tổ quốc, mà chúng tôi, vì nó, đã cầm súng và chiến đấu không tiếc cuộc đời mình.

Xem thêm những bài khác:

Chính khách-đời thường

Xem bức ảnh của Giản Thanh Sơn Chụp cuộc gặp...

Kỷ niệm không quên

Khi đăng bài về Tổng bí thư Lê Duẩn...

Trang Thế Hy- Ngòi bút quả tim

Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Nam bộ...

Thất trận trên sân nhà ?

Truyền thông đưa tin : Trong 9 tháng đầu...

Nguyễn Khắc Trường-lưỡi dao mổ nhân văn

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Khắc Trường   Từ giã “...

Đốt lửa tìm trầm

Lúc mang ngành “ Quan hệ công chúng “...

Trang sử không tim

      Em lặn lội trên trang sách của cha ông Tìm...

Ngồi mát ăn bát vàng

Vậy là cái kim trong bọc đã lòi ra. Câu...

Mới nhất