Thứ Ba, 15/07/2025
28 C
Ho Chi Minh City

Những chuyện bây giờ mới kể

Tôi về báo Sài Gòn Giải Phóng năm 1982. Lúc ấy tôi là giảng viên giảng dạy Lý luận văn học tại khoa Văn Đại học Tổng hợp TPHCM,sau khi chuyển về từ báo Văn Nghệ giải phóng

Nhưng trước khi làm đơn xin chuyển công tác,có một sự kiện khiến tôi phân vân: tôi là người duy nhất được trường chọn đi thi Nghiên cứu sinh nước ngoài năm đó. Tôi phân vân không phải vì muốn thay đổi quyết định. Tôi phân vân vì xin chuyển lúc này người ta sẽ nghĩ tôi sợ thi không đỗ nên xin chuyển công tác. Và,một quyết định hơi ngông cuồng của tuổi trẻ: tôi nhất định phải thi đậu rồi sau đó mới xin chuyển công tác.

Và tôi đậu thật. Tôi là 1 trong 2 thí sinh đậu trong mấy chục thí sinh dự thi. Ngay lúc ấy tôi làm đơn xin chuyển về báo Sài Gòn Giải Phóng

Cũng phải nói thêm đó là đêm trước đổi mới. Chúng tôi học thi trong những cơn đói kinh niên và luôn “ viêm màng túi”. Tôi ở nhà cậu em trai tôi trong làng Bưởi. Tôi còn nhớ những bữa ăn toàn mì không đủ no. Thức ăn, may mắn thì có ít òng bò mua từ học viện gần đó sau khi đã phân phối hết thịt cho những đối tượng có tiêu chuẫn. Hoặc giả, có bữa kiếm được con cá mè ranh câu trộm từ hồ Tây. Đêm không điện tôi phải đạp chiếc xe đạp cà tàng lên Lăng Bác để nhờ chút ánh sáng học thi. Vậy mà chó ngáp phải ruồi,tôi lại đậu

Nhưng con đường xin chuyển cũng không dễ dàng. Anh Lý Hòa ,hiệu trưởng và Bùi Khánh Thế,hiệu phó không cho tôi đi, Lý do: mấy năm trường không có ai thi đậu NCS nước ngoài. Hai anh còn dụ: ông cứ đi vài năm,lúc về đương nhiên là PTS( sau này thành TS), rồi PGS,GS và có thể làm… hiệu trưởng. Tôi phải nhờ đến anh Võ Nhân Lý,Tổng biên tập,lúc ấy cùng là thành ủy viên với anh Lý Hòa. Cuối cùng tôi cũng được chuyển,nhưng bị 2 ông thầy tôi là GS Hà Minh Đức và GS Hoàng Trinh rủa te tua vì dám đánh đổi cả “tiền đồ” định sẵn cho một tương lai không rõ ràng.

Mà cũng không rõ ràng thật.Tôi bắt đầu sự nghiệp ở Sài Gòn Giải Phóng với vai trò một…nhà báo binh nhì. Hàng ngày tôi phóng chiếc xe Honda cà tèng lau lách khắp hang cùng ngõ hẻm thành phố. Có lần, tôi leo lên chuyến xe khách chạy bằng than lên tận Phước long, Bà Rá để viết về trận Phước Long và sau này là Thủy điện Thác Mơ. Khi đến nơi, cả người như nhuộm…than đen. Tôi cũng từng phóng chiếc xe máy cà khổ lên Xuân Lộc để viết về trận chiến và những đổi thay ở vùng đất này. Chính những ngày gian khổ ấy đã giúp tôi hoàn thành nhiều tập bút ký và tiểu thuyết

Rồi tôi từng bước bước trưởng thành trên con đường trở thành nhà báo bằng chính thực lực của mình. Cuối cùng, cờ cũng đến tay .Và tôi đã phất.

Cũng không có gì mới mẻ. Bắt đầu từ chí hướng của các bậc tiền bối . Chúng tôi tiếp tục phấn đấu tạo ra một đại gia đình Sài Gòn Giải phóng mà bất kể ai trong đó, từ phóng viên,biên tập viên đều có đủ điều kiện đề phát triển tài năng và khảng định chính mình. Tạo ra một vài đột phá mới. Chẳng hạn cử phóng viên theo các chuyến công du nước ngoài của các nguyên thủ quốc gia và các điểm nóng trên thế giới ( bằng tiền của SGGP). Đầu tư cho những phóng sự dài kỳ, những bài chính luận tranh giải. Những bài báo gắn với những bức xúc nhân sinh, những đề xuất vĩ mô và vi mô. Đưa báo đến tận người dân. Mở thêm văn phòng đại diện ở các tỉnh như Thái Nguyên,Quảng Ninh. In báo ở những địa bàn trọng yếu: Hà Nội Đà Nẵng,Cần Thơ. Tăng thêm một số ấn phẩm; Đầu tư tài chính,SGGP 12 giờ,SGGP điện tử tiềng Anh. Củng cố hoạt động xã hội của báo SGGP như Quả bóng vàng,Dòng thời gian, Prudelso văn hay chữ tốt, giải thưởng Võ Trường Toản, Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng… Chẳng biết hiệu quả đến đâu. Người xưa nói “Cái quan định mệnh” nhưng cũng vui vì làm được vài điều có ích

Cũng có một điều muốn “khoe”. Khi quản lý SGGP hàng năm đều tổ chức cuộc gặp mặt tác viên báo SGGP ở Thủ đô,thường làm ở trung tâm Hội nghị Lê Hồng Phong. Dưới đây là vài bức ảnh các cuộc gặp mặt

Xem thêm những bài khác:

Chính khách-đời thường

Xem bức ảnh của Giản Thanh Sơn Chụp cuộc gặp...

Kỷ niệm không quên

Khi đăng bài về Tổng bí thư Lê Duẩn...

Trang Thế Hy- Ngòi bút quả tim

Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Nam bộ...

Thất trận trên sân nhà ?

Truyền thông đưa tin : Trong 9 tháng đầu...

Nguyễn Khắc Trường-lưỡi dao mổ nhân văn

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Khắc Trường   Từ giã “...

Đốt lửa tìm trầm

Lúc mang ngành “ Quan hệ công chúng “...

Trang sử không tim

      Em lặn lội trên trang sách của cha ông Tìm...

Ngồi mát ăn bát vàng

Vậy là cái kim trong bọc đã lòi ra. Câu...

Mới nhất