Thứ Bảy, 19/04/2025
34.5 C
Ho Chi Minh City

Truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh

Luỹ giơ tay bấm chuông. Trước cửa ngôi nhà có giàn hoa giấy thật đẹp.

Gió thổi bay ống tay trên cánh tay áo bị cụt đến khuỷu. Luỹ mỉm cười mơ hồ. Sao mỗi lần cứ đứng trước giàn bông giấy này, anh lại bất chợt nhớ đến cái buổi hai người làm quen nhau.

Câu chuyện xảy ra ở một nhà ga xe lửa, và bắt đầu có vẻ hơi kỳ cục. Hôm ấy, anh cũng mặc một cái áo bộ đội cũ có ống tay áo phơ phất như thế này. Trong dòng người chen lấn ở ga, mồ hôi mồ kê nhẽ nhại, anh như suýt phát khùng khi có người từ hàng dưới lấn ào lên làm anh chơi vơi suýt té. Nỗi bực bội vì không lấy được vé chợt có dịp bùng lên. Anh quay lại. Nhưng cơn giận vừa đến lập tức nguôi đi như bị ai giội một gáo nước lạnh. Trước mặt anh là một cô gái, khoảng 24, 25 là cùng, đẹp và mảnh mai như một nhành dương liễu. Khuôn mặt lấm tấm mồ hôi đầy vẻ dịu dàng và duyên dáng. Anh đứng lặng như ngừời bị thôi miên. Cô gái cũng đứng như vậy rất lâu, không nói gì. Chỉ đến khi, như đã săm soi kỹ đến từng lỗ chân lông trên khuôn mặt rám nắng của anh, cô mới thở dài, vẻ thất vọng hiện rõ trên nét mặt:

  • Xin lỗi, tôi…

Luỹ như người đang mơ chợt tỉnh:

  • Cô tìm ai phải không?

Cô gái nhẹ lắc đầu:

  • Thưa, không…

Có một mùi thơm bay ra và tiếng lạch xạch mở cửa làm Luỹ giật mình. Ca Dao hiện ra trước giàn bông giấy. Trong bộ đồ màu đen, trông cô thật nền nã và lịch thiệp. Cô mỉm cười:

  • Anh vào đi.

Ca Dao mở rộng cửa sổ. Dường như tất cả vẻ đẹp lộng lẫy của buổi chiều đầu mùa khô đều tập trung vào đây. Một mảnh trời lồng lộng, xanh thăm thẳm, điểm những đám mây bông trắng xốp. Những cơn mưa cuối cùng đã chấm dứt. Nắng, như được rửa ráy bằng một thứ nước thần kỳ diệu nào, ngời lên trong vắt như thuỷ tinh.

Luỹ nhìn Ca Dao khéo léo cắm những bông hồng nhung trong chiếc bình bông. Đúng là gái một con trông mòn con mắt. Thực ra, nhìn cô, không ai nghĩ rằng cô đã có con. Cũng như không ai nghĩ rằng cô là một giáo viên daïy văn có cái giọng sâu lắng và những bài giảng luôn cuốn luôn cuốn hút học trò. Cô còn quá trẻ so với cái tuổi có thể đạt đến độ chín chắn ấy, 15 tuổi cô đã lấy chồng. Cô chấp nhận số phận bởi cái nếp nhà nho phong truyền thống: Cha đặt đâu con ngồi đấy, và, cho môn đăng hộ đối như lời cha cô. Năm 18 tuổi, người con gái chưa hề biết tuổi thanh niên ấy đã nhảy một bước nhảy chóng mặt: làm mẹ.

Nhưng trong những ngày cô chuẩn bị làm mẹ, một biến cố trọng đại đã xảy ra.

  • Anh kê giùm em chiếc bàn, Luỹ.

Tiếng Ca Dao làm anh giật mình. Anh đưa chiếc bàn vào một góc phòng, lòng đầy thắc mắc, băn khoăn. Ca Dao mời anh đến dự một buổi kyû niệm, theo cô nói là đặc biệt. Nhưng anh cũng chỉ biết vậy. Lời mời không hề kèm theo một lời giải thích. Từ lâu cái quan hệ giữa anh và cô đã đi xa hơn cái quan hệ bạn bè thông thường. Nhưng cả hai người không ai dám nghĩ tới một điều gì khác. Anh đã hiểu gì về Dao? Về cuộc sống và tấm lòng cô. Cả cái lý do xui khiến hai người gặp nhau trong cái buổi sáng bình thường ở xe ga löûa caùch đây một năm. Anh quay về phía Dao, bần thần:

  • Tôi vẫn chưa hiểu lý do của buổi hôm nay.

Đáp lại vẻ mặt băn khoăn của Luỹ, cô gái cười nhẹ:

  • Vậy thì đồng chí bí thư chi đoàn quan liêu rồi.
  • Quan liêu? Nghĩa là sao?
  • Nghĩa là quan liêu, vậy thôi. Nghĩa là… – Dao chợt đăm đăm nhìn vào mắt luỹ – có thật anh không biết hôm nay là ngày sinh của bé Giải Phóng không?

Luỹ nhíu mày ngạc nhiên:

  • Sao lại ngày sinh? Vậy còn ngày 3 – 5? Ngày ghi trong giấy khai sinh…

Dao im lặng. Đúng là Luỹ không biết thật. Mà làm sao anh biết được. Đã bao giờ cô nói điều đó với anh đâu. Nhưng hôm nay… Dao phóng tầm mắt qua cửa sổ như nhìn vào đâu đó, xa lắm. Trong cái khoảng trời xanh vắt nơi cửa sổ, hình như cô nghe dội lên có tiếng xe tăng. Đôi mắt cô chợt trôû nên mơ màng:

  • 3- 5. Vâng. Đó là ngày cháu Giải Phóng chào đời. Nhưng ngày sinh của cháu lại đúng là ngày hôm nay. Bởi vì nếu không có ngày hôm nay…

Dao ngừng bặt, không nói tiếp nữa. Luỹ nghe một giọng hát rất trong từ phía dưới voïng lên. Bé Giải Phóng vừa nhảy chân sáo lên bậc thang lầu, miệng líu lo như một chú chim sơn ca. Thằng bé giống mẹ thật. Từ đôi má lún đồng tiền, sống mũi thẳng, cho đến cái trán dô bướng bỉnh. Điều khác nhau duy nhất giữa bé Giải Phóng và mẹ, có lẽ là cái miệng. Cái miệng hơi rộng, tuy nhiên vẫn mang được vẻ duyên dáng của mẹ, mà lúc giỡn chơi với nó anh thường đùa là cái miệng “làm quan”. Bé Giải Phóng sà vào lòng anh:

  • Chú Luỹ, chú tới hồi nào ?

Luỹ vuốt tóc bé Giải Phóng:

  • Chú mới tới

Đứa bé ngước đôi mắt đen tròng lóng lánh như hai hạt nhãn, nũng nịu:

– Con mong chú hoài à.

Luỹ cười cười:

  • Chi vậy.
  • Để nghe chú kể chyện.

Ca Dao rầy con nhưng vẻ giọng đầy vẻ trìu mến:

  • Kìa con để chú Luỹ nghỉ chớ.

Thằng bé nhìn mẹ, vẻ trách móc:

  • Sao má la con hoài, ngày nào má cũng gặp chú Luỹ , còn con…

Luỹ đỏ mặt cười xoà:

  • Thôi thôi để chú thưởng. Má cậy lớn ăn hiếp cháu phải không. Tội nghiệp. Nào, bây giờ muốn nghe chuyện gì đây.

Mắt bé Giải Phóng sáng lên:

  • Thì chuyện gì cũng được, tỷ như chuyện chú đánh vào dinh Độc Lập đó.

Luỹ ầm ừ:

  • Nhưng có gì đâu mà kể. Chú theo xe vào dinh Độc Lập, rồi tổng thống ngụy đầu hàng. À, thôi, chú kể chuyện này nghe – mặt Luỹ thoáng vẻ hóm hỉnh – chú kể chuyện con kiến và hạt cơm, chịu không?

Bé Giải Phóng gật đầu.

  • Chuyện vậy nè – Luỹ bắt đầu- có một con kiến đói phát hiện ra một hạt cơm trên mép một anh chàng nọ. Nó rất thèm ăn. Nhưng con kiến cöù băn khoăn tính toán mãi. Nó bên mép này còn hạt cơm bên mép kia. Nó không biết nên đi đường nào cho ngắn. Loay hoay một hồi, con kiến quyết định. Nhưng nó không đi thẳng con đường trước mặt mà lại đi vòng qua sau gáy. Một con ruồi bay qua thấy vậy hỏi: “ Cậu ngốc thế, sao không chon con đường phía trước”. Kiến ta trả lời: “ Đi đường này nhanh hơn”. ‘Tại sao nhanh hơn”. Ruồi không hiểu. Kiến cười “ có gì đâu, là khoảng cách từ mép bên này đến mép bên kia anh chàng dài hơn khoảng cách đó nếu đi từ phía sau gáy.

Ca Dao bật cười, Luỹ cũng cười. Bé Giải Phóng ngớ ra nhìn hai người. Nhưng rồi nó cũng hiểu. Nó vùng vằng chạy sang phía mẹ, phụng phịu:

  • Mẹ chú Luỹ choïc

Dao ngừng cười, cô vỗ về đứa bé:

  • Ừ, thôi để má phạt chú Luỹ phải kể cho con nghe câu chuyện khác. Riêng má, hôm nay má hứa má sẽ kể cho con nghe một chuyện, chịu chưa?

Bé Giải Phóng gật đầu.

Không phải bây giờ Luỹ mới đến nhà Dao. Nhưng đây là lần đầu tiên Dao mời anh lên căn phòng này. Có phải đây là bước chuyển mới trong quan hệ? Anh không biết. Dao quý anh. Một phần vì những đức tính trong con người anh. Nhưng Luỹ vẫn mơ hồ cảm thấy có một cái gì đó vượt khỏi con người anh. Hình như, Dao muốn qua Luỹ để tìm đến một con người nào đó, một kỷ niệm nào đó mà cô vẫn giữ kín trong lòng. Luỹ là người vui vẻ, cởi mở nhưng lại tỏ ra rất vụng về trong khả năng khai thác tâm lý nhất là tâm lý phụ nữ. Cái sức hút tuyệt vời đối với người già và trẻ con anh hoàn toàn mất hết tác dụng khi đứng trước phái đẹp…

  • Anh Luỹ phụ em một chút coi.

Luỹ bước vội lại. Anh leo lên chiếc ghế, theo lời Dao hạ một bức tranh sơn mài xuống và đặt ở một góc phòng. Anh ngạc nhiên nhận thấy mảng tường phía sau bức tranh có một vết thủng nhỏ. Giữa làn nước vôi màu hồ thuỷ có lẽ mới được quét lại không lâu, lỗ thủng hằn lên như một vết sẹo. Nó có vẻ lạc điệu với vẻ trang nhã của căn phòng. Bằng con mắt của người lính, Luỹ nhận ra đó là dấu vết của một viên đạn. Anh linh cảm thấy có mối liên quan gì đó giữa dấu vết này và lý do của cuộc gặp mặt hôm nay.

  • Hình như là dấu một viên đạn – Luỹ quay sang phía Dao.

Dao gật đầu xác nhận:

  • Vâng, đó là dấu một viên đạn, nói đúng ra đấy là một kỷ niệm. Có thể nó lạc lõng với căn nhà này, nhưng nó không lạc lõng với em. Người ta không ai sống bằng kỷ niệm cho dù đấy là một kỷ niệm đầy hào quang. Nhưng người ta cũng không thể sống thiếu kỷ niệm. Chiến tranh đi qua , vì sự hoàn mỹ của căn phòng, em có quyền xoá đi dấu vết đó. Nhưng, em không thể. Em không dễ quên.

Bởi vì đáng lý viên đạn sẽ nhằm vào em, theo cái lô gích bình thường và nghiệt ngã của chiến tranh. Nhưng, người lính ấy đã không tuôn theo cái lô gích bình thường…

*

* *

Cô gái mang cái bụng bầu quá lớn so với vóc dáng nhỏ bé của cô. Những ngày cuối tháng tư này, cả thành phố soâi lên như trong cơn sốt. Các phòng tuyến lần lượt thất thủ. Trận chiến đang hàng ngày hàng giờ tiến sát tới Sài Gòn. Nỗi kinh hoàng ngày càng tăng lên trên khuôn mặt của người con gái sắp làm mẹ, còn phảng phất cái dáng vẻ trẻ con. Làm sao có thể khác được, bởi cô đã từng đọc quá nhiều sách báo tuyên truyền xuyên tạc về những người được gọi là Việt Cộng, về cách cư sử dã man của họ. Cô lo sợ một cuộc tắm máu sẽ xảy ra. Chồng cô một đại uý ngụy thuộc sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo đang tử thủ ở Xuân Lộc. Người giúp việc trong nhà cô hoảng sợ bỏ troán về quê để lại mình cô với cái bầu 7 tháng, trong căn nhà rộng mênh mông, giữa thành phố Sài Gòn đang chuẩn bị sụp đổ không cơ cứu vãn.

Sáng 30 tháng 4, những loạt pháo nổ rung cửa kính đã đánh thức cô dậy. Chiến trận tràn đến dinh luỹ cuoái cuøng của chế độ Sài Gòn. Một sự hoảng loạn bao trùm cả thành phố. Cô cay đắng nghe qua ra-đi-ô lệnh đầu hàng của tướng Dương Văn Minh. Thế là hết. Trước nhà cô, những đoàn xe tăng cắm cờ đỏ sao vàng rầm rầm chạy ngang cửa sổ. lần đầu tiên cô được nhìn thấy những người Việt Cộng bằng xương bằng thịt mang trên đầu những chiếc nón tai bèo. Dao phải vịn tay vào thành cửa sổ mới đứng vững được. Phía dưới đường súng, băng đạn, nón sắt, áo rằn ri, những đôi giày lính và những thắt lưng của những kẻ trốn chạy vất ngổn ngang.

Dao nặng nề gieo mình xuống xa lông. Qua cánh cửa mở hé, cô nhìn những đoàn xe tăng nối tiếp nhau đi qua. Cửa kính căn nhà rung lên nhè nhẹ. Lẫn trong tiếng xe tăng, cô nghe tiếng tim mình đập thùm thụp như chưa bao giờ nó đập dữ dội đến thế. Vậy mà máu vẫn không đủ sức vận hành, khiến cô luôn luôn ở trong trạng thái ngộp thở và muốn xỉu. Giữa những tiếng động bất thường đó, Dao còn cảm nhận thấy một tiếng động khác tưởng như vô hình: tiếng động của ñoâi chân bé tí xíu đang đập mạnh dưới bụng, sau làn da.

Tất cả chỉ diễn ra trong khoảnh khắc, nhưng đã để lại dấu ấn hàng thế kỷ. Dấu ấn cho suốt đời cô. Và cho con cháu cô những người sẽ sinh ra và lớn lên trong căn nhà này.

Khi chiếc xe tăng cuối cùng của đoàn xe tăng khuất sau tầm mắt, Dao thấy những người lính giải phóng hiện ra. Hoang mang lo âu không át nổi tính tò mò cố hữu. Những người lính mũ tai bèo trên đầu, ba lô khoác vai, súng cầm, đi theo hàng một, thận trọng tiến trên đường phố.

Nhiều loạt súng đột ngột nổ ran, hình như là được bắn ra từ một chiếc buyn – đinh nào đó. Hàng lính đội mũ tai bèo vội tản ra. Từ các gốc cây và góc tường, họ chĩa súng lên ngôi nhà cao tầng. Và ngay sau đó xung phong vào nơi vừa phát ra tiếng súng. Tiếng nổ lại dậy lên.

Dao hoảng sợ đóng sập cánh cửa. Sau đó cô không phải đi mà đổ xuống nệm ghế bọc da. Nỗi lo sợ ngày càng làm đau nhói vùng ngực. Bên ngoài người ta đuổi nhau trên bao lơn, trên nóc nhà. Họ nhảy qua các lan can. Tiếng hò hét lẫn trong tiếng súng.

Dao không đủ sức đứng dậy và cũng không dám đứng dậy nữa. Cô ngồi bất động trên xa lông. Có tiếng kính vỡ loảng xoảng ngay dưới lầu một nhà cô, sau đó tiếng bước chân rầm rập chạy lên thang lầu.

Một gã sĩ quan dù, khẩu súng lục lăm lăm trên tay, đột ngột xuất hiện.

Gã đội một chiếc nón sắt và mặc một bộ đồ rằn ri. Dưới cái lốt của một sắc lính con cưng của chế độ Sài Gòn hiện ra một cái đầu bù xù, lởm chởm dâu, vẻ mặt hốt hoảng đến thảm hại. Những thớ thịt trên má y giật liên hồi vì căm thù và khiếp sợ. Đôi mắt thất thần liếc nhanh qua căn phòng một giây. Phía dưới thang lầu vang tiếng chân gấp gáp của những người lính giải phóng.

Gã sĩ quan dù, trong cơn tuyệt vọng như chết đuối vớ được cọc khi nhìn thấy người chủ nhà. Hắn lao vội về phía thành ghế của Dao. Kê nòng súng vào sát gáy Dao, y ra lệnh:

  • Ngồi im. Động đậy là mất mạng.

Nhưng gã hăm doạ cũng bằng thừa. Bởi lúc bấy giơ Dao cũng chỉ là một cái xác. Đầu óc cô tê cứng như bị đóng băng, như không còn biết những gì xảy ra xung quanh.

Người lính giải phóng nhô mình lên khỏi thang lầu. Trên khuôn mặt trẻ măng còn lún phún mấy sợi lông tơ. Đôi mắt anh long lên. Anh hờn sẵn khẩu AK trong tay, sãn sàng kéo cò. Anh đã nhìn thấy bóng gã sĩ quan dù sau chiếc ghế xa lông. Gương mặt anh sát lại. Làm sao anh quên được cái ánh mắt và lời traên trối cuối cùng của bạn anh trong những giây phút cuối cùng của chiến tranh, lúc nhận viên đạn ngoan cố của viên sĩ quan dù này.

Nhưng nòng súng của anh chợt hướng chếch lên góc tường. Phía trước vieân sĩ quan dù là một người đàn bà có cái bụng to tướng. Và viên đạn đã khoâng bay đến cái hướng nó cần đến mà lệch sang hướng bên kia của góc tường, phá ra một lỗ thủng nhỏ.

Trong cái giây đồng hồ ngập ngừng đó, người lính giải phóng đang từ thế chủ động bỗng hoá bị động. Gã sĩ quan dù chớp lấy tình thế ngàn vàng. Gã bình tĩnh nhằm anh bộ đội nổ hai phát súng. Một viên đạn trúng vào tay trái anh.

Anh lính trẻ lùi lại, nép vào thang lầu. Máu từ vết thương chảy ra ướt đầy tay áo, nhỏ giọt xuống cầu thang gạch bông. Bàn tay phải của anh lại chĩa thẳng khẩu súng lên. Nhưng anh không bắn.

Liền sau đó, tiếng bước chân rầm rập lại gần, nhiều chiếc mũ tai bèo nhô lên trên thang lầu.

Đằng sau chiếc ghế xa lông, viên sĩ quan dù ngoan cố biết rằng mọi việc đã kết thúc. Trong cơn tuyệt vọng, anh ta quay nòng khẩu súng lục vào thái dương, bấm cò. Một tiếng nổ ngắn gọn vang lên. Vieân só quan đổ sóng soài ngay phía sau lưng người đàn bà có khuôn mặt xanh như tàu lá.

Một anh bộ đội đứng tuổi, có lẽ là chỉ huy nhưng ăn mặc không phân biệt gì với những ngừơi lính xung quanh, tiến lại. Anh cúi nhìn xác viên sĩ quan dù rồi nhặt khẩu súng lên xem. Khẩu súng đã hết đạn. Anh quay nhìn đồng đội giọng trầm tư:

  • Súng hết đạn. Nếu không thì ít nhất chúng ta cũng còn có thể mất thêm một người. Một thằng ngoan cố đến điên cuồng. Nhưng không hèn nhát…

Anh bước lại phía người chủ nhà lúc ấy đang ngồi bất động trên ghế. Anh tháo bình toong, mở nắp và rót ra một nắp bình toong nước:

  • Chị uống đi. Nước lạnh sẽ làm chị bình tĩnh lại. Chị còn quá trẻ để có thể thấy được nhiều điều. Mọi việc rồi sẽ qua đi. Người chiến sĩ của tôi tôi trọng cháu bé sắp chào đời. Chúc chị meï troøn con vuông. Cầu mong cho các em bé của chúng ta sẽ không bao giờ phải gửi mùi thuốc súng.

Dao đưa tay đỡ lấy nắp nước, như một cái máy. Cô mấp máy môi nói “ cám ơn”, nhưng những người lính không ai nghe thấy. Cô nói với chính lòng mình.

Người ta đưa anh đi sau đó vài phút trên một chiếc băng ca. Cô không nhớ rõ khuôn mặt người lính, chỉ nhớ anh ta còn trẻ lắm. Máu vẫn ra đỏ cả cuộn băng trắng được băng lên trên cánh tay trái anh. Sau này cô cứ ân hận là không hỏi được tên tuổi và đơn vị anh. Nhưng lúc ấy làm sao cô có thể nhớ được. Nỗi kinh hoàng rồi sau đó là sự xúc động đã không cho coâ có cái khả năng có thể làm một điều gì khác. Và, cô chỉ nhận ra được sai sót ấy khi họ, những người lính giải phóng, đã mất hút trong dòng người hỗn loạn của Sài Gòn.

Một ngày sau, Dao nhận được tin chồng. Anh ấy đã chết sau khi bỏ chạy về từ Xuân Lộc để giành lấy một suất vé máy bay chạy trốn ra ngoại quốc. Cái thai trong bụng Dao không chịu đựng nổi những chấn động tâm lý dữ dội đó. Hai ngày sau Dao sinh, sinh non. Đứa bé ra đời còi cọc vì thiếu tháng. Cô đặt tên nó là Giải Phóng.

Dao ngồi im, bé Giải Phóng cũng ngồi im. Gương mặt đưa bé mười tuổi chợt nghiêm trang như gương mặt một người già. Còn Luỹ anh không thể rời mắt khỏi vết đạn in hằn trên tường. Trong ngôi nhà này, cuộc chiến tranh đẫm máu đã đi qua, chỉ để lại một dấu vết rất nhỏ. Em bé có thể sẽ không hề nhớ gì về ngày kết thúc cuộc chiến tranh. Làm sao có thể trách em được, cũng như không thể trách một đứa bé không thể nhớ được ngày sinh của nó. Không đứa trẻ nào trên thế giới có thể nhớ được ngày ra đời của mình, nếu người ta không biết cách làm cho nó nhớ. Quá khứ đâu phải là một tài sản riêng của một thế hệ, nhưng nó không thể đến với thế hệ sau bằng những lời thuyeát lyù chung chung. Nhưng Luỹ tin, từ vết đạn sẽ mở ra cho bé Giải Phóng một ô cửa nhỏ. Nó đủ sức làm sống trong em những kỷ niệm chưa hề nhìn thấy. Và điều quan trọng là nó sẽ giúp cho em hiểu: Vì sao người lính giải phóng hôm ấy không tuân theo cái lô gích lạnh lùng của chiến tranh.

Nhưng, còn biết bao nhiêu em bé khác không có những vết đạn của riêng mình?

Trích trong tập truyện ngắn” Ngày cuối cùng của chiến tranh”

Xem thêm những bài khác:

Chính khách-đời thường

Xem bức ảnh của Giản Thanh Sơn Chụp cuộc gặp...

Kỷ niệm không quên

Khi đăng bài về Tổng bí thư Lê Duẩn...

Trang Thế Hy- Ngòi bút quả tim

Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Nam bộ...

Thất trận trên sân nhà ?

Truyền thông đưa tin : Trong 9 tháng đầu...

Nguyễn Khắc Trường-lưỡi dao mổ nhân văn

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Khắc Trường   Từ giã “...

Đốt lửa tìm trầm

Lúc mang ngành “ Quan hệ công chúng “...

Trang sử không tim

      Em lặn lội trên trang sách của cha ông Tìm...

Ngồi mát ăn bát vàng

Vậy là cái kim trong bọc đã lòi ra. Câu...

Mới nhất