Chủ Nhật, 13/07/2025
29.6 C
Ho Chi Minh City

Anh ơi Anh ở đâu

Tôi bất ngờ nhận được tin đã tìm được mộ anh. Quang, em tôi, từ Hạ Long bổ lên Hà Nội. Ngay ngày hôm sau, 2 anh em tức tốc về quê. Bà mẹ già 85 tuổi của tôi run run đưa cho tôi tờ giấy. Một tờ giấy nhỏ, nét chữ rất đẹp mà tôi nhận ra ngay nét chữ của Bình, em họ tôi vốn là cán bộ quân lực của Sư đoàn 7. Tôi chợt thấy mình run lên khi đọc dòng chữ: Tháng 2 năm 1998, có người đi bốc mộ ở nghĩa trang Tân An nhìn thấy tấm bia mộ ghi tên anh Dương Trọng Chử, hi sinh tháng 5 – 1970 tại khu rừng tràm Long An. Anh Quang điện liên hệ với anh Chín Diện hoặc Tám Theo. Nếu có, tổ chức đưa về nghĩa trang xã nhà.

Tôi lập bập thắp nén nhang cắm lên bàn thờ. Bức ảnh tôi còn đó, nụ cười mãi mãi ngưng lại ở tuổi 20. Anh ơi, vậy là cuối cùng em cũng tìm thấy anh, sau gần 40 năm, kể từ ngày anh từ chối đi du học nước ngoài xung phong đi chiến trường. Mẹ tôi đưa tay lau giọt nước mắt loè lên gương mặt già nua, nắm tay tôi:

  • Con cố đưa anh con trở về với mẹ, mẹ chờ…

Tôi bỗng thấy tim mình nhói lên. Vâng, 85 tuổi, mẹ đã chờ gần 60 năm và vẫn chờ. Chờ chồng và con trai suốt kháng chiến 9 năm. Chờ 3 đứa con trai ra chiến trường chống Mỹ chỉ có 2 đứa quay trở lại. mang nỗi đau của mẹ, tôi vội vã ngược về Hà Nội ngay trong ngày, không kịp hỏi tên cả người đã báo tin.

Nhận được điện thoại, Vân vợ tôi lập tức gọi xuống Long An. vợ chồng khuynh Diệp, bạn tôi mặc dù còn đang đau đã bỏ ra cả ngày lục tung cả hai nghĩa trang Tân An và Bến Lức, nhưng không có. Tôi đọc được cả nỗi thất vọng qua điện thoại của vợ tôi. Hay anh t ìm h ỏi ông Nguyễn Văn Liên? Cô ấy bảo thế.

Nhưng tôi thực sự không có thời gian. Tôi bay vào Sài Gòn với hy vọng bạn tôi tìm sót. Đem theo hy vọng đó, đúng ngày giỗ anh tôi, chúng tôi xuống Long An.

Chín Diện đi vắng, một thanh niên hỏi tôi có phải ở Sài Gòn xuống không và nói chúng tôi ngồi chờ. Lát sau, một người đàn ông mặc quân phục xuất hiện, bắt tay tôi và hỏi:

  • Anh Dật phải không? Tôi là Tám Theo.

Tôi ái ngại:

  • Chủ nhật mà cũng quấy rầy anh. Ngày thường tôi bận quá.

Nhưng nỗi ái ngại lập tức tan biến khi thấy nụ cười đôn hậu nở trên môi Tám Theo:

  • Phiền phức gì. Tôi trực ở đây 24 treen 24. Hai ngày qua tôi và anh Chín Diện căn từng chữ trên danh sách. Vợ chồng anh Khuynh Diệp dò tìm từng mộ bia. Nhưng tôi biết thế nào anh cũng xuống. Bây giờ anh muốn tìm theo cách nào? Xem dang sách hay tìm trên bia?

Vân, vợ tôi đặt 2 bó nhang lớn lên bàn:

  • Cả 2, anh ạ.

Vâng! Cả 2. Dù chỉ có một phần trăm hy vọng cũng phải tìm. Biết đâu? Với lại nghĩa trang chỉ có 4.000 ngôi mộ.

Đưa cho tôi 2 cuốn soỏ lớn dày cộm và một ngăn tủ đựng phích có ghi tên các liệt sĩ, Tám Theo giải thích:

  • Đây là sổ cái còm đây là trích ra theo vần. Kinh Môn thì nhìêu nhưng không có Dương Trọng Chử…

Tôi đón những tấm giấy trên tay Tám Theo. Xấo giấy có chữ cái C và T và những vần gần gũi tên anh thật mỏng. Có 2 người tên Dương Văn Cử, một ở Hà Bắc, một ở Bình Giang, Hải Dương. Nhưng người khác là Trư, Trữ, Chư thậm chí có người chỉ còn đơn độc một cái tên… Tôi lật đi lật lại tìư giấy như muốn tìm ra điều gì ẩn sau những dòng chữ. Giọng Tám Theo như gió thoảng qua:

  • Anh Chử đi Nam năm nào nhỉ?
  • 1964, sau sự kịên vịnh Bắc Bộ chấn động lịch sử.

Phải, 1964. Anh bước vào cuộc chiến tranh giữa lúc bom Mỹ trải thảm trên các xóm làng miền Bắc. Máu vag nước mắt chảy hàng ngày. Làng tôi năm ấy có mấy chục thanh niên ra đi. Một nửa trong số đó sau này không trở lại. Nhưng Tổ quốc không có cách lựa chọn nào khác. Dân tộc không có cách lựa chọn nào khác. Chính quả rim biểt đau trước nỗi đau chung đã thúc đẩy anh và sau này là chúng tôi tình nguyện ra đi. Đó là sự lựa chọn duy nhất và tất yếu của lịch sử…

Giọng trầm đục của Khuynh Diệp cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi:

  • Xem này, nhiều Hải Dương quá.

Tôi ngó mắt qua cuốn sổ của Khuynh Diệp, vẫn giọng Tám Theo:

  • Không chỉ Hải Dương đâu, cả nghĩa trang này là một miền Bắc thu nhỏ. Ở đây có 4.000 ngôi mộ thì anh em liệt sĩ các tỉnh phía Bắc đã hơn 3.000.

Hơn 3.000? Cuốn sổ dưới tay tôi run lên. Trước mắt tôi là những dòng chữ nhảy nhót: Yên Mô – Ninh Bình, Ý Yên – Nam Hà; Tiên Lãng – Hải Phòng, Đông Anh – Hà Nội… Cả một miền Bắc thu nhỏ thật.

  • Trước khi hy sinh ảnh ở đơn vị nào?
  • Trung đoàn 320

Diệp kêu to:

  • 320? Có cả chục người ở 320 đây.

Tám Theo nói như đọc:

  • 320 là trung đoàn độc lập của bộ đánh thẳng từ Tây Nguyên vào. Dân Long An ai mà không biết 320. Đánh dữ thấu trời. Nhưng, hy sinh cũng bộn.
  • Có người nào hy sinh ngày 30-05-1970?
  • Xem nào. 69,70, tháng 1, tháng 3, tháng 4. Đây rồi, người cuối cùng hy sinh ngày 15-05-1970. Không có ai hy sinh ngày 30-05. Nhưng sao lại tìm 30-05?
  • Anh tôi hy sinh đúng vào ngày đó.

Giọng Tám Theo chùng xuống:

  • Trước khi ảnh hy sinh, anh có nhậ được tin tức gì không?
  • Có, một lần, ở căn cứ tôi tìm thấy một cuốn văn nghệ quân giải phóng đăng truyện ngắn của anh tôi được giảo có tên Bà mẹ làng cà te và tôi đã đi tìm.
  • Rồi sao?
  • Một sự tình cờ. Năm 1972, trên đường đi công tác Tây Ninh tôi gặp một đồng hương ở Trung đoàn 320. Lần đầu tiên tôi nhận tin anh hy sinh.
  • Trong hoàn cảnh nào?
  • Sau một trận đánh, trung đoàn về ém quân ở khu rừng tràm Long An. Bị thám báo phát hiện. B52 đến rải thảm. Cả ban chỉ huy trung đoàn hy sinh không còn sót ai. Lúc ấy anh là chủ nhiệm chính trị trung đoàn. Trung đoàn 320 sau đó bị xoá phiên hiệu.
  • Nhưng Long An có vô số rừng tràm, làm sao?

Vâng! Long An vô số rừng tràm thật. Làm sao biết anh nằm xuống ở đâu? Có thể, đồng đội đã chôn cất anh ở cái nơi mà cuộc đời anh vĩnh viễn nằm lại ở tuổi 26. Một vùng đất ầm ào bom đạn khác hẳn cái làng nhỏ đã sinh ra anh ở ven sông Kinh Thầy với cánh đồng xanh mướt và đàn cò lả cánh bay trong hoàng hôn rực lửa. Không có cả đôi mắt đợi chờ của mẹ. Sẽ không ai biết tên anh. Sẽ không còn ai để kể về những hành động tuyệt vời thầm lặng cuối cùng trong cuộc đời ngắn ngủi của anh. Sẽ không có một tấm huân chương, một dòng chữ nào trên mặt báo. Nhưng tất cả những điều đó đối với anh nào có nghĩa gì. Bởi vì, nói cho cùng anh đã nộc lộ toàn bộ nhân cách của mình như một hệ quả tất yếu của mgười lính yêu nhân dân và yêu Tổ quốc…

Tám Theo làm tôi sực tỉnh, anh nói như reo:

  • À, nhớ rồi, mấy hôm nay đội quy tập liệt sĩ vừa bốc mấy chục mộ 320.
  • Ở đâu?
  • Bến Lức.

Khuynh Diệp làm niềm hy vọng vừa dấy lên của tôi chợt xìu xuống:

  • Tôi và Loan xem rồi. Đúng là 320, nhưng tất cả mấy chục hài cốt đều lạc danh.

Lại lạc danh. Còn sự thất vọng nào lớn hơn thế? Tôi nhớ gương mặt buồn của Thu Ba, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, vợ Vương Thừa Bình, Tổng Biên tập báo Long An, lúc nhận tờ giấy từ tay tôi:

  • 320 bốc về nghĩa trang Bến Lức nhiều lắm. Không ai có tên. Nhưng Long An có 9 nghĩa trang. Anh yên tâm, em sẽ tìm…
  • Chúng tôi gấp 2 cuốn sổ lại. Tôi ngơ ngẩn vì phải khép một niềm hy vọng và thẩn thờ bước ra nghĩa trang. Vân ghé vào một bụi bông trang đốt nắm hương trao cho tôi và Khuynh Diệp. Tôi dừng lại trước ngôi mộ không ghi tên tuổi:
  • Tại sao ngôi mộ không có tên?

Tám Theo cười buồn:

  • Bốc rồi, theo lẽ thì không được, nhưng gia đình từ Hà Bắc vào, thiết tha quá. Với lại, bà mẹ già sắp mất… Chúng tôi lơ đi.
  • Có đông người vào đây xin bốc mộ?
  • Không nhiều. Trong số hơn 3.000 ngôi mộ anh em miền Bắc, hình như cũng ít thân nhân biết họ ở đây.
  • Không có chế độ thông báo cho địa phương danh sách liệt sĩ các tỉnh sao?
  • Có chứ. Tỉnh nào cũng có thông báo. Nhưng không biết tắc ở đâu đó.
  • Vì sao quy định không cho bốc mộ về quê?
  • Nghe bảo để dễ quản lý. Ở đâu cũng là đâys nước mình. Đúng thế. Quy định có cái lý của quy định và ít chúng ta phải tuân theo. Nhưng đó mới là cái lý của người quản lý. Còn có một cái lý khác, cái lý của quả tim, cái lý của đạo lý Việt Nam, thì sao? Tôi bỗng nhớ tới niềm khao khát không nguôi của mẹ được đưa anh tôi về quê. Một quy định chỉ có sức sống nếu có thấm đượm tinh thần nhân văn đó.

Mang một tâm trạng không vui, tôi cúi xuống trước ngôi mộ người đồng đội của anh tôi. Một cơn gió mồ côi lướt qua thổi bùng nén nhang trên tay. Tôi nghe như có luồng điện chạy dọc sống lưng. Trước mặt tôi là một nấm mồ trên bia chỉ vẻn vẹn có hai câu thơ

Tên anh không ai biết

Chiến công anh lẫy lừng.

Tôi lặng đi.Tất cả gia đình anh để lại mới đơn giản làm sao. Rồi mưa gió thời gian sẽ làm cho mộ bia phai màu. Nhưng có một điều không bao giờ phai màu: đó là nụ cười vĩnh cửu của những người lính trẻ, khi ngã vào lòng đất vẫn con trai, giản dị và lặng thầm như đất. Xương cốt hình hài các anh có thể không còn, nhưng thể phách và tình thần của các anh đã hoá thành xương thịt của núi sông, trở thành mạnh nguồn nuôi sức sống ngàn năm của dân tộc. Tôi như nghe đâu đây, như hoa lá cỏ cây, còn nồng ấm hơi thở và nhịp tim của các anh, những người dấu mình sau chiến tranh, giấu mình sau sử sách đã làm lên dòng chảy bất diệt của lịch sử.

Năm tháng sẽ qua đi. Trong tương lai con em chúng ta sẽ được sống trong hoà bình. Nhưng ý nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng, ý nghĩa sự hy sinh của các anh đã trở thành một thứ tài sản tinh thần vô giá không ai chối cãi được, tự nhiên, chẳng hiểu sao, tôi bỗng có một liên tưỏng kỳ lạ.Tôi nhớ tới một lời khuyên của nhà báo Mỹ trong một lần tiếp xúc với các đòng nghiệp Việt Nam: các anh đừng lập lại con đường của Đông Âu và Liên Xô cũ. Sai lầm của họ là đạp đổ tất cả trong khi chúng tôi không lên án cuộc viễn chinh, không hạ bệ Oasinhtơn. Mỗi dân tộc đều có cái thiêng liêng để tôn thờ. Tôi nghĩ đó là một lời khuyên chân thành. Sẽ chẳng có tương lai nếu điên cuồng đào bới lịch sử, tàn phá quá khứ. Phải chăng, lời cảnh tỉnh của người bạn khác chính kiến ấy cũng là bài học đáng suy ngẫm cho mỗi chúng ta…

Tôi đã cắm hết bó nhang. Không tìm thấy tên anh tôi thật. Nhưng tôi không thất vọng. Và tôi sẽ còn tìm. Còn nhớ, trước khi tôi vào Sài Gòn, anh cả tôi, cựu đại tá quân đội, vốn là thư ký cho tưóng Hoàng Minh Thảo, nguyên tư lệnh Tây Nguyên trong chiến tranh, bảo tôi:

  • em ráng tìm, anh nghe một cậu ở trung đoàn 320 nói, Chử không phải bị B52 mà bị phục kích!

Phục kích. Có thể lắm. Và đồng nghĩa với việc phục kích là còn xác, nghĩa là còn hy vọng. Vậy là tôi còn lý do để nuôi sống nỗi đau đáu chờ đợi của bà mẹ già 85 tuổi của tôi. Mẹ tôi sẽ ra sao nếu niềm hy vọng ấy tắt nốt? song trong thâm tâm tôi, dù mỏng manh tôi vẫn chờ. Bởi tận đáy lòng tôi mấy trục năm nay vẫn day dứt không nguôi câu hỏi làm đau nói quả tim: Anh ơi! Anh ở đâu.

5-1998

Dương Trọng Dật

Xem thêm những bài khác:

Chính khách-đời thường

Xem bức ảnh của Giản Thanh Sơn Chụp cuộc gặp...

Kỷ niệm không quên

Khi đăng bài về Tổng bí thư Lê Duẩn...

Trang Thế Hy- Ngòi bút quả tim

Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Nam bộ...

Thất trận trên sân nhà ?

Truyền thông đưa tin : Trong 9 tháng đầu...

Nguyễn Khắc Trường-lưỡi dao mổ nhân văn

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Khắc Trường   Từ giã “...

Đốt lửa tìm trầm

Lúc mang ngành “ Quan hệ công chúng “...

Trang sử không tim

      Em lặn lội trên trang sách của cha ông Tìm...

Ngồi mát ăn bát vàng

Vậy là cái kim trong bọc đã lòi ra. Câu...

Mới nhất