Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến văn hóa văn nghệ, coi đó là một bộ phận hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đề cương văn hóa Việt Nam 1943, Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1948, các đại hội 3,4,5 của Đảng đều xác định cách mạng tư tưởng văn hóa là một trong ba cuộc cách mạng của cách mạng xã hội chủ nghĩa nước ta. Các đại hội 6,7, 8, 9 đặc biệt là Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ khóa 8 đã xác định “ Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội,, vừa là mục mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội”. Những quan điểm, đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, mấy chục năm qua đã soi đường cho nền văn hóa mới của dân tộc phát triển đúng hướng và đạt được những thành tích đáng kể.
Đường lối văn hóa của Đảng đã đi vào cuộc sống như thế nào, được các phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải ra sao? Chuyên đề này xin được làm sáng tỏ những quan điểm văn hóa văn nghệ cơ bản của Đảng ta và vai trò của Báo Sài Gòn Giải Phóng – một tờ nhật báo của Đảng bộ TPHCM trong việc tuyên truyền xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
CHƯƠNG I
SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUAN ĐIỂM VĂN NGHỆ CỦA ĐẢNG TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI.
- MẤY QUAN ĐIỂM CỦA LEENIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, VĂN NGHỆ
1.Những nguyên lý cơ bản của Lênin
1.1 Một nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin về văn nghệ là tính giai cấp và tính Đảng trong văn học, nghệ thuật. Ngay từ thời trẻ, trong những bài báo đấu tranh cho tự do báo chí, Mác đã viết: “ Dĩ nhiên nhà văn phải kiếm tiền để sống và viết, nhưng dù sao nhà văn cũng không nên sống và viết để kiếm tiền”. Đề cập về tính giai cấp của tư tưởng, Mác và Awngghen đã đưa ra luận điểm nổi tiếng: “ Những tư tưởng của giai cacsp thống trị cũng là những tư tưởng trị của mỗi thời đại”. Luận điểm này đã chỉ ra rằng: giai cấp nào đang lãnh đạo xã hội thống trị xã hội về mặt tinh thần. Tiếp tục tư tưởng ấy của Mác và AWngghen, Lênin đã có những đóng góp quan trọng về lý luận tính Đảng trong hoàn cảnh mới của lịch sử. Lý luận về tính Đảng được Lênin nhận định trên cơ sở xác định rõ tính chất về giai cấp cảu mỗi cá nhân và các tập đoàn xã hội trong quá trình phát triển lịch sử. Người viết: “ Không một người nào đang sống lại không đứng về phái giai cấp này hay giai cấp nọ; lại không vui sướng trước những thắng lợi của giai cấp ấy, đau buồn vì những thất bại của nó, tức giận trước những kẻ thù của nó, đối với những kẻ truyền bá những quan điểm lạc hậu để làm trở ngại sự phát triển của nó”.
Đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng với các quan điểm phản động, cơ hội, chống lại sự lãnh đạo của Đảng tràn lan trên các cơ quan ngôn luận, kể cả các tờ báo của giai cấp vô sản, Lênin coi tính Đảng Cộng sản là linh hồn của văn học nghệ thuật vô sản. Bài báo tổ chức Đảng và văn học có tính Đảng của Lênin ra đời được coi như là một cương lĩnh của Đảng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Người đòi hỏi “ văn học phải trở thành một thứ văn học có tính Đảng. Ngược lại với những tập tục của giai các tư sản, ngược lại với sách báo tư sản và lối con buôn của bọn chủ. Ngược lại với chủ nghĩa cầu cạnh danh lợi trong văn học và chủ nghĩa cá nhân tư sản – giai cấp vô sản xã hội chủ nghĩa đề ta nguyên tắc đó, thực hiện nguyên tắc đó dưới hình thức thật hết sức dầy đủ, trọn vẹn”.
Nguyên tắc tính Đảng trong văn học đề cao trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với sự nghiệp cách mạng, đề ra mối quan hệ hoàn toàn mới giữa nghệ sĩ và xã hội, bác bỏ quan điểm nghệ thuật phi chính trị, tư tưởng tự do cá nhân cực đoan và tự do vô chính phủ của giai cấp tư sản. Lênin cho rằng quá trình xây dựng nền nghệ thuật xã hội chủ nghĩa phải là một quá trình phát triển có tổ chức đặt dưới sự lạnh đạo của Đảng. Nguyên tắc hàng đầu của tính Đảng trong văn học được xác lập trên quan hệ chính trị và văn học. Toàn bộ những hoạt động văn học nghệ thauatj phải là một bộ phận trong toàn bộ công tác của Đảng, trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp vô sản, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản. “ Sự nghiệp văn học phai trở thành một bộ phận trong sự nghiệp toàn thể của giai cấp vô sản, phải thành một cái bánh xe nhỏ và một cái đinh ốc trong bộ máy xã hội – dân chủ vĩ đại, thống nhất, do đội tiên phong giác ngộ là giai cấp công nhận điều khiển. Sự nghiệp văn học phải trở thành một bộ phận khăng khít của công tác có tổ chức, có kế hoạch, thống nhất của Đảng xã hội – dân chủ”
Từ những luận điểm quan trọng về nguyên tắc tính Đảng trong văn học về mặt tư tưởng về tổ chức. V. Lênin, trong nhiều bài viết quan trọng của mình đã có nhiều nhận xét về tính Đảng. Theo đó, tiêu chuẩn hàng đầu đối với một tác phẩm có tính Đảng là quan điểm của Đảng, có góp phần thực hiện hiệu quả đường lối, quan điểm đó trong đời sống hay không? Với ý nghĩa đó, Lênin đánh giá nghĩa đó, Lênin đánh giá cao bà thơ “ Những người loạn họp của Maiacốpxki mặc dù người thừa nhận không hâm mộ thơ ông. Lênin đòi hỏi sức mạnh tư tưởng chính trị trong tác phẩm phải biến thành tư tưởng cách mạng của quần chúng cách mạng. Người đã nhận thấy khả năng ấy trong tác phẩm phải biến thành tư tưởng cách mạng của quần chúng cách mạng. Người đã nhận thấy khả năng ấy trong tác phẩm Người mẹ của Gorki và cho rằng đó là quyển sách rất có ích. Người luôn đứng ở lập trường yêu nước của quần chúng cách mạng để đánh giá tác phẩm, coi đó là những tiêu chuẩn cơ bản để xác định giá trị của tác phẩm. Tính chất cách mạng và tiên phong về tư tưởng chính trị phải là yếu tố, tiêu chuẩn hàng đầu của một tác phẩm mang tính Đảng sâu sắc. Cũng chính vì vậy mà Lênin đã gọi Ơgien Pôchiê tác giả bài Quốc tế ca là một trong những nhà tuyên truyền bằng ca hát vĩ đại nhất.
Những ý kiến của Lênin về tính Đảng trong tác phẩm không chỉ tập trung ở tính cách mạng và tiên phong về tư tưởng. Theo người, sức mạnh tư tưởng của tác phẩm phải được bộc lộ trong cách phản ánh chân thực và đúng đắn những sự kiện lớn lao, những vấn đề cấp thiết, cốt yếu của hiện thực cách mạng. Nội dung phong phú, sinh động của tác phẩm văn học cách mạng cũng là tiêu chuẩn quan trọng trong một tác phẩm mang tính Đảng. Đó là cơ sở lý luận để người đánh giá cao Mười ngày rung chuyển thế giới của Giôn Rít, Khói lửa của Hăngri Bácduytx.
Nguyên tắc tính Đảng trong văn học của Lênin bao hàm từ sứ mệnh văn học, trách nhiệm của người nghệ sĩ, mối quan hệ giữa sự lãnh đạo chính trị của Đảng và văn nghệ cho đến tiêu chuẩn đánh giá một tác phẩm văn học mang tính Đảng. Đó là cơ sở lý luận, là kim chỉ Nam cho mọi hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật của giai cấp vô sản. Tuy nhiên, trong khi khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp văn học, Lênin không bình quân hóa đặc trưng của nghệ thuật với các hình thái ý thức xã hội khác. Lênin viết: “ Không thể chối cãi được rằng sự nghiệp văn học ít chịu nhượng bộ hơn cả đối với sự bình quân máy móc, đối với sự san bằng, đối với sự đem số đông thống trị số ít. Không thể chối cãi được rằng trong sự nghiệp đó tuyệt đối phải bảo đảm một phạm vi hết sức rộng rãi bao la cho tư tưởng và sức tưởng tượng, cho hình thức và nội dung”. Lưu ý đến văn học với tư cách là một hình thái ý thức đặc thù, Lênin nhắc nhở cần tránh khuynh hướng giản đơn trong lãnh đạo văn hóa văn nghệ. Sáng tạo văn học nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo phong phú đòi hỏi sự giàu có của vốn sống, của tài năng, sự rung động sâu xa và nhạy bén của tâm hồn và trái tim không thể dung hợp với cách lãnh đạo máy móc, rập khuôn, những mệnh lệnh hành chính!
Ngay sau khi bài báo Tổ chức Đảng và văn học có tính Đảng ra đời, giai cấp tư sản phản động, những phần tử mensêvich…. Đã la ó, xuyên tạc và cho rằng: tính Đảng gò bó sáng tạo, bóp chết tài năng, văn học sẽ mất tự do và cạn kiệt sức sống, nguyên tắc tính Đảng đã tầm thường hóa hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Tiếp tục sự phân tích của Mác và Ăngghen về nghệ thuật tư bản, ở đó “ Tất cả mọi cái dù là hàng hóa hay không phải hàng hóa cũng đều biến thành tiền tệ” . Lênin đã vạch ra một cách sâu sắc sự lệ thuộc của nhà văn, nghệ sĩ, diễn viên, tư sản vào túi tiền, vào sự mua chuộc. Người đã xé toạc bức màn siêu giai cấp trong văn học nghệ thuật tư sản, giải quyết rất đúng đắn mối quan hệ giữa nghệ sĩ với nhân dân, với Đảng, về vai trò văn học nghệ thuật đối với cách mạng. Khẳng định nhiệm vụ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng là lý tưởng cao đẹp của nền nghệ thuật mới cũng chính là khảng định mối liên hệ sâu sắc giữa tính Đảng và tính nhân dân. Đó là cơ sở của cảm hứng sáng tạo tự do trong nghệ thuật chân chính. “ Đó sẽ là văn học tự do, vì rằng không phải lòng ham danh vị mà là tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự đồng tình với nhân dân lao động sẽ lôi cuốn tầng tầng, lớp lớp lực lượng mới vào đội ngũ của nó. Đó sẽ là văn học tự do, vì rằng nó không phải để phục vụ các bàn ăn uống phè phỡn, không phải là phục vụ mấy vạn người lớp trên béo phị đến phát chán, phát khổ ra, mà là để phục vụ hàng triệu và hàng chục triệu nhân dân lao động, tức là tinh hoa. Lực lượng và tương lai của đất nước” ( sách đã dẫn, T.311)
- Khác với Mác và Ăngghen, do hoàn cảnh lịch sử phải chống lại bọn duy vật máy móc xuyên tạc lịch sử, nên chú ý nhiều đến duy vật lịch sử, trong điều kiện mới của lịch sử, Lênin lại đấu tranh chống lại nhứng luận điểm của triết học duy tâm xuyên tạc cả tính chất biện chứng của nhận thức luận. Với thuyết phản ánh, Lênin đã bổ sung vào chủ nghĩa duy vật mácxít trong lĩnh vực nhận thức luận. Thuyết phản ánh của Lênin đã làm sáng tỏ những vấn đề rất phức tạp trong sáng tạo nghệ thuật, đập tan những luật điệu của bọn xét lại, bọn duy tâm trong mỹ học.Nó là cơ sở triết học của bọn chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc bản chất các hoạt động nhận thức, Lênin luôn luôn yêu cầu nghệ thuật phải là một công cụ đấu tranh giai cấp sắc bén, một tấm gương phản ánh chân thực, những bức tranh xã hội rộng rãi trong xu thế phát triển của lịch sử Lênin thấy rất rõ hai mặt của vấn đề trong nhận thức thực tại của văn học nghệ thuật: nội dung lịch sử khách quan của sáng tạo nghệ thuật và văn học nghệ thuật là một hình thái phản ánh thực tiễn. Vị trí và sự đóng góp của nhà văn là tùy thuộc vào khả năng và tầm khái quát cuộc sống trong tác phẩm của họ. Phân tích về L. Tônxtôi, Lênin nhận xét: “ Nếu trước mắt chúng ta là nhà nghệ sĩ thật sự vĩ đại thì người đó phải phản ánh được trong tác phẩm của mình ít ra là vài ba khía cạnh của cuộc cách mạng. “ Lênin phê phán thứ chủ quan duy tâm chủ quan, chủ nghĩa tượng trưng của văn học nghệ thuật tư sản. Lê nin vạch rõ nhiệm vụ của những người nghệ sĩ chân chính là tạo ra những tác phẩm phẩm phản ánh chân thực và sâu sắc các mặt của cuộc sống nhân dân, tình cảm, số phận và vai trò lịch sử của họ. Đó là lý do vì sao Người lại chân trọng Tônxtôi, tấm gương phản chiếu cách mạng Nga và Ghécxen, người đã đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng. Những ý kiến của Lênin về các nhà văn cổ điển Nga đã đóng góp quan trọng vào cơ sở lý luận về xây dựng điển hình trong nghệ thuật, về ranh giới giữa điển hình nghệ thuật và điển hình xã hội, tính cá thể và ý nghĩa lâu dài của điển hình nghệ thuật. Quan điểm của Người vừa thể hiện những nguyên tắc của nhận thức luận mácxít vừa mở cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật những chân trời cao rộng cho tài năng và trí tưởng tượng. Để làm được điều đó, theo Lênin, người nghệ sĩ phải tự vũ trang cho mình một tư tưởng tiên tiến nhất, một hiểu biết sâu sắc nhất những quy luật phát triển của xã hội, phải đi sâu vào, sâu sát đời sống của nhân dân. Trong bức thư gửi cho Gorki năm 1919, Lênin yêu cầu nhà văn phải xem xét cuộc sống từ cơ sở, nơi có thể nhìn rõ công việc xây dựng cuộc sống mới trong xóm thợ, ở tỉnh lẻ hay ở nông thôn. Người cho rằng cái hoàn cảnh mà nhà văn đang sống không thể nào xem xét được công cuộc xây dựng cuộc sống mới, những cái tích cực trong đời sống công nhân và nông dân, 9/10 dân số Nga và lại phải tiêu phí sức lực vào sự than vãn của đám trí thức bệnh hoạn, vô công rồi nghề. Người viết: “ Là một nghệ sĩ, đồng chí không thể nào không xem xét và nghiên cứu các gì mới trong quân đội, ở nông thôn hay trong xí nghiệp được. Đòi hỏi những người nghệ sĩ gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, Lênin cho rằng, sức mạnh của nền nghệ thuật Xôviết là ở chỗ đưa những điển hình những người Xôviết đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội vào văn học. Văn học nghệ thuật xã hội chủ nghĩa chỉ có thể phát huy tác dụng giáo dục mạnh nhất của nó, khi nó nêu được những vấn đề nóng bỏng của xã hội, đi vào bản chất của những hiện tượng mới mẻ, những điển hình của hiện thực mới. Với tinh thần đó, Lênin cổ vũ bài thơ Những người loạn họp của Maicốpxki. Người cũng viết bài khen ngợi tập ký sự đầu tiên của nền văn học Xôviết Một năm nay sung tay cày của A.Tôđorơxki, kể về những con người bình thường trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xôviết, những cái mới đã trỗi dậy trong chế độ mới. Bài báo nổi tiếng của Lênin Sáng kiến vĩ đại đã làm sáng tỏ hơn quan điểm của Người về vấn đề điển hình nghệ thuật: phát hiện những cái mới đầy triển vọng, những cái mới cách mạng trong phong trào lao động của quần chúng. Phản ánh cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng lợi, góp phần thúc đẩy cuộc sống phát triển là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của nền văn nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Theo Người: “ Tất cả những cái đó là mầm mống của chủ nghĩa cộng sản, chăm sóc những mầm mống đó là nghĩa vụ chung và hàng đầu của tất cả chúng ta”. Những nhận xét của Lênin về các nhà văn cách mạng như Gorki, Xêraphimôvích, Maiacốpxki, Betnưi….đều là những nhận xét rất sâu sắc và trở thành tư tưởng chỉ đạo nền văn học cách mạng phát triển.
- Cách mạng Tháng mười đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng: lần đàu tiên người lao động, giai cấp vô sản đứng lên làm chủ vận mạng của mình. Từ cuộc cách mạng trên lĩnh vực chính trị, kinh tế nước Nga bắt tay vào xây dựng nền văn hóa mới. Nhiều vấn đề mới mẻ được đặt ra. Nền văn nghệ mới phải bắt đầu từ đâu? Cơ sở lý luận và thực tiễn của nó là gì? Nó sẽ phải tiếp thu những di sản quá khứ hay từ chối nó? Giải đáp vấn đề này, Lênin đã đưa ra những luận điểm có tính cương lĩnh. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng từ những truyền thống dân chủ, tiến bộ của nền văn hóa nghệ thuật dân tộc và nhân loại. Mỗi thế hệ không thể bắt đầu từ khoảng đất trống mà phải kế thừa có phê phán truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hấp thụ có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nghệ thuật thế giới. Người kịch liệt chống lại phạm trù dân tộc siêu giai cấp nhưng đồng thời cũng chống lại những quan điểm muốn vứt bỏ khái niệm dân tộc. Đứng trên quan điểm giai cấp, Lênin đã đề ra luận điểm về hai nền văn hóa dân tộc là cơ sở cho việc kế thừa di sản quá khứ. Người viết: “ Mỗi nền văn hóa dân tộc đều có những thành phần, thậm chí không phát triển của một nền văn hóa dân tộc và xã hội chủ nghĩa, vì trong mỗi dân tộc đều có quần chúng lao động còn bị bóc lột mà điều kiện sinh sống của họ nhất định phải sinh sản một hệ tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhưng trong mỗi dân tộc, cũng còn một nền văn hóa tư sản ( nên văn hóa này phần lớn là một nền văn hóa cực kỳ phản động và có tính chất tăng lữ) không phải chỉ ở trong tình trạng là những thành phần mà dưới hình thức nền văn hóa chiếm địa vị thống trị”.
Luận điểm về hai nền văn hóa là một sáng tạo to lớn của Lênin để phân tích các hiện tượng văn hóa tư tưởng trên cơ sở giai cấp. Luận điểm cũng chỉ ra tiêu chuẩn để bình giá các hiện tượng văn hóa quá khứ, tôn trọng và thừa nhận những đóng góp xứng đáng của nhân dân vào nền văn hóa của dân tộc. Truyền thống của nhân dân Nga trong các hoạt động sáng tạo tinh thần, một dân tộc đã tạo nên những giai cấp cách mạng, cung cấp cho nhân loại những mẫu mực vĩ đại đấu tranh cho tự do và chủ nghĩa xã hội là những căn cứ vững chắc cho luận điểm của Lênin. Vận dụng lý luận này, Lênin đã có sự phân tích mẫu mực về các nhà văn lớn như Lép Tônxtôi, Hecxen, Bielinxki, Tsecmusépxki… Phê phán nền văn hóa thống trị Đại Nga với các đại biểu của nó là Purikêvích, Gutscô . Cũng trên quan điểm rất khoa học ấy, Lênin chống lại kịch liệt quan điểm hẹp hòi về dân tộc của giai cấp tư sản, mở rộng tính kế thừa ra phạm vi toàn nhân loại. Nền nghệ thuật mới, theo Lênin, phải thâu thái được tất cả những tinh hoa của văn hóa nhân loại trong quá trình phát triển của lịch sử toàn thế giới chính vì nó không từ bỏ thành tựu quý giá nhất của những thời đại trước kia, ngược lại nó khai thác và vận dụng tất cả những gì quý giá trong hàng ngàn năm phát triển tư tưởng và văn hóa. Đó cũng chính là con đường hình thành nền văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa.
Chủ trương tiếp thu một cách có phê phán những giá trị tinh thần của văn hóa cũ, trong những năm đầu của Cách mạng Tháng Mười, Lênin đã đấu tranh không mệt mỏi chống những khuynh hướng núp dưới chiều bài đấu tranh cho cái mới mưu toan vứt bỏ những di sản văn hóa của dân tộc. Những người này đã điên cuồng phê phán Puskin, Tônxtôi, Glinca, Reepin… Và chạy theo những biểu hiện hình thức chủ nghĩa, ăn tươi nuốt sống mọi thứ, kể cả rác rưởi từ nước ngoài, quì gối trước mọi khuynh hướng quái gở của phương Tây. Trong những cuộc đấu tranh này, cuộc đấu tranh của Lênin chống các khuynh hương phá phách tả khuynh của nhóm Prôlecun có một ý nghĩa nguyên tắc to lớn. Đó là cuộc đấu tranh chống sự phủ định sự lãnh đạo của Đảng, đối lập văn học với chính trị, mưu toan đưa ra một thứ văn hóa gọi là thuần túy vô sản, phủ định sách trơn, đoạn tuyệt với các di sản quá khứ. Phê phán lập luận của nhóm Prôlecun về thứ văn hóa vô sản thuần túy, về quan điểm tả khuynh “ vì ngày mai của chúng ta, chúng tôi sẵn sàng đốt cháy Raphaen”, Lênin cho rằng không thể tưởng tượng được một nền văn hóa vô sản mới không gốc rễ. Nền căn hóa mới phải được phát triển trên cơ sở những mẫu mực truyền thống, thành qủa tốt nhất của nền văn hóa nhân loại trên quan điểm thế giới quan mácxít và điều kiện lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại. Với những luận điểm này, Lênin đã đề ra cương lĩnh cho việc xây dựng một nền văn hóa vô sản trong tương lai.
Những đóng góp của Lênin về lý luận văn nghệ đã phát triển những luận điểm của Mác – Ăngghen phù hợp với yêu cầu cách mạng của thời đại mới. V.Lênin với tài năng và trí tuệ của mình đã góp phần hoàn chỉnh, làm phong phú , sáng tạo khoa học, là bộ phận trong toàn bộ thế giới quan Mác – Lênin. Mấy chục năm qua, hệ thống lý luận ấy đã thực sự là kin chỉ Nam cho sự phát triển của nền nghệ thuật vô sản cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật trong tất cả các giai đoạn cách mạng, gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề văn hóa văn nghệ
Áp dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh đặc thù Việt Nam, mấy chục năm qua, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo dân tộc ta và giai cấp công nhân nước ta đấu tranh chống đế quốc và phong kiến giành độc lập dân tộc, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, vận dụng một cách linh hoạt những quan điểm lý luận văn nghệ của Mác – Ăngghen – Lênin, Đảng ta đã đề ra một đường lối văn nghệ độc lập, tự chủ đúng đắn và sáng tạo. Đường lối ấy cho phép sử dụng văn hóa nghệ thuật như một vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh cách mạng, góp phần vào sự nghiệp chung của cả dân tộc.
2.1 Thấm nhuần sâu sắc quan điểm văn nghệ của chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể ở ngoài mà phải ở trong nền kinh tế chính trị”. Trong từng giai đoạn lịch sử, tùy theo tình hình nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của cách mạng, người ta chỉ rõ phương hướng và nhiệm vụ của công tác văn hóa văn nghệ, từng bước xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điểm xuất phát trong toàn bộ tư tưởng văn hóa của Người là văn nghệ phải phục vụ cách mạng. Tư tưởng lớn ấy hàm chứa trong tất cả các tác phẩm của Người, người nghệ sĩ muốn có tự do phải tham gia cách mạng, phải biến tác phẩm của mình thành vũ khí đấu tranh cách mạng để mưu cầu lợi ích cho nhân dân. Người viết: “ Dân tộc bị áp bức thì phải tham gia cách mạng”. Những tác phẩm của Người là mẫu mực về một thứ vũ khí cách mạng sắc bén, của giai cấp công nhân có tác động chiến đấu và cổ vũ to lớn đối với quần chúng. Nói chuyện tại Đại hội lần thứ 2 của những người viết báo Việt Nam tháng 4 năm 1959, Người nhấn mạnh: “ Tất cả những bài Bác viết chỉ có một đề tài là chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
Khẳng định nguyên tắc văn nghệ là vũ khí đấu tranh cách mạng, sự nghiệp văn nghệ là một boojphaanj trong nghiệp đấu tranh cách mạng, văn nghệ sĩ là một chiến sĩ, trong bức thư gửi an hem văn hóa và trí thức Nam Bộ, 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “ Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà mà an em văn hóa trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”. Trong bức thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, Người lại khẳng định: “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên một mặt trận ấy”. Tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thể hiện sâu sắc trong tuyên ngôn mới về thơ ca và nhiệm vụ của nhà thơ trong tập thơ Nhật ký trong tù.
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với người nghệ sĩ, không có gì cao quý hơn, thiêng liêng hơn là được phục sự cho cách mạng, cho dân tộc, cho quảng đại quần chúng cách mạng. Trong suốt cuộc đời và tác phẩm của mình, Người đã thể hiện tinh thần bất khuất, không thỏa hiệp với bọn đế quốc, phong kiến, với bọn thù địch, tin tưởng sắt đá vào lý tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Hiểu thấu hơn ai hết vai trò lịch sử của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc, ngay sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra phương châm ấy chỉ ra rằng: Sự nghiệp văn hóa không thể đứng ngoài sự nghiệp kháng chiến mà phải gắn liền với sự nghiệp kháng chiến. Phải biến văn hóa thành vũ khí sắc bén phục vụ kháng chiến. Ngược lại, chỉ có đi sâu vào quần chúng, tham gia mọi mặt của cuộc kháng chiến văn hóa mới phát triển lành mạnh. Đánh giá cao vai trò của văn hóa, Người viết: “ Trong sự nghiệp vĩ đại kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta, văn hóa góp một phần rất quan trọng. Từ ngày chính quyền dân chủ thành lập đến nay, các nhà văn hóa đã cố gắng và đã thành công. Song từ nay trở đi, chúng ta cần phải xây đắp một nền văn hóa kiến quốc thiết thực và rộng rãi để giữ sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của toàn dân tộc”. Người đã xác định nhiệm vụ của văn hóa là “ chẳng những cổ động tinh thần và lực lượng kháng chiến kiến quốc của nhân dân, mà còn lại phải nêu rõ những thành tích kháng chiến kiến quốc vĩ đại cho thế giới biết. Các nhà văn hóa ta phải có những tác phẩm xứng đáng chẳng những biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bây giờ, mà còn để lưu truyền những gương mẫu oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho con cháu đời sau” ( sách đã dẫn. t16). Và nhiệm vụ của người nghệ sĩ: “ Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là: phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân”. “ Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng, nói tóm tắt là phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết” ( sách đã dẫn. T17).
Tư tưởng văn hóa kháng chiến, kháng chiến văn hóa trí thức đã đưa anh chị em trí thức, văn nghệ sĩ đến với nhân dân, gắn bó với nhân dân, tự nguyện có mặt ở tuyến đầu cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Dưới ánh sáng tư tưởng của Người, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, những người làm công tác văn hóa cũng gắn liền với trách nhiệm hoạt động của mình với nhiệm vụ mới của cách mạng: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Và văn hóa nghệ thuật, đúng như lời khẳng định của Đảng thực sự giữ một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đạo đức, tình cảm và tác phong xã hội chủ nghĩa, phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
2.2 Xác định mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn nghệ phải phục vụ chính trị, phục vụ sự nghiệp của quần chúng cách mạng. Đó là quy luật, làm trách nhiệm, đồng thời cũng là niềm tự hào của văn nghệ cách mạng. Bàn về cách viết, trong buổi nói chuyện với các nhà báo năm 1952, Người nói. “ Phải đặt câu hỏi: Viết cho ai? – Viết cho đại đa số công – nông – binh. Viết để làm gì? – Để giáo dục, giải thích, cổ động phê bình – để phục vụ quần chúng”. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải dứt khoát từ bỏ quan điểm sáng tác cũ: nghệ thuật vì nghệ thuật. Người viết: “ Văn hóa phục vụ ai?, cố nhiên chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh, tức là đại đa số nhân dân. Các đồng chí làm công tác văn hóa cần nói dứt khoát như thế, không thể nói nghệ thuật vì nghệ thuật mà cần nói rõ văn hóa phục vụ công nông binh” ( sách đã dẫn. T104). Khẳng định văn nghệ, phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng vai trò giáo dục, động viên, tập hợp của văn nghệ. Tác phẩm của Người là mẫu mực về mặt dùng ngòi bút để giáo dục, giải thích cổ động, phê bình. Tùy theo hoàn cảnh, yêu cầu của cuộc cách mạng, tác phẩm của người, khi thì vạch trần bộ mặt tàn bạo của bọn thường dân, phong kiến, phản ánh những đau khổ của quần chúng lao động, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc và dân chủ, tinh thần quốc tế vô sản. Khi thì đấu tranh phê phán tham nhũng, quan liêu, thói lười biếng xa hoa… giáo dục cho mọi người lý tưởng độc lập tự chủ, vì nước quên thân, vì dân quên mình. Nhấn mạnh quan điểm này, tại Hội nghị những người làm văn hóa quần chúng toàn miền Bắc năm 1960. Người xác định rõ: “ Văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. Vì vậy nội dung văn hóa phải có ý thức giáo dục, ví dụ phải giáo dục thế nào là đời sống mới, là đạo đức cách mạng. Nhiệm vụ của người cán bộ văn hóa là phải dùng văn hóa để tuyên truyền cho việc xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ( sách đã dẫn. T 107 – 108).
Xem thế, trong tư tưởng Hồ Chí Minh văn hóa không thể tách rời cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của dân tộc. Người nghệ sĩ trong thời đại chúng ta có hạnh phúc là đã được sống và sáng tác trong một thời đại và ra ngõ đã gặp anh hùng. Suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ là những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội, hiện thực Việt Nam đã mở ra nhiều vấn đề mang ý nghĩa tầm vóc của thời đại. Đã xuất hiện bao nhiều con người anh hùng, sự kiện anh hùng, những điển hình mới của đời sống. Đó là những đề tài cực kỳ phong phú đòi hỏi người nghệ sĩ mới phải nắm bắt, phản ánh. Bàn về vấn đề này, Người nói: “ Quần chúng đang chờ đợi nững tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta, những tác phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc mới, chẳng những để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay mà còn để giáo dục con cháu mai sau” ( sách đã dẫn T19 – 20)
Trách nhiệm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đề ta cho văn nghệ là rất nặng nề và vinh quang. Đất nước và nhân dân anh hùng, bằng mồ hôi xương máu và mồ hôi đã tạo nên bao tấm gương oanh liệt trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Nhiệm vụ của văn nghệ là phải biết ghi nhận và xây dựng nên những điển hình nghệ thuật có sức cổ vũ và sức sống lâu dài cho hôm nay và cả những thế hệ mai sau. Để làm được điều đó, Người đòi hỏi văn hóa phải gắn liền với lao động, sản xuất.
Trong triển lãm do đoàn văn hóa Bắc Bộ tổ chức tại Hà Nội vào 10 – 1945, Người đã phê bình những bức tranh: Chất mơ mộng nhiều quá mà chất thật của sinh hoạt rất ít. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải phản ánh bản chất hiện thực, phản ánh đời sống trong quá trình cách mạng cảu nó, chống thói lý tưởng hóa, phóng đại, cường điệu, tô hồng. Người căn dặn anh em văn nghệ sĩ phải “ Miêu tả cho hay, cho chân chân thật, cho hùng hồn, những người, những việc ấy bằng văn, bằng thơ, bằng vẽ và các nghệ thuật khác… Đó cũng là trách nhiệm của các cán bộ văn nghệ góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà” ( sách đã dẫn. T177)
Lý tưởng cao đẹp về cuộc sống mới không còn là những nguyên lý trừu tượng mà đã thể hiện sinh động trong những con người đang đấu tranh xây dựng chế độ mới. Nhiệm vụ chủ yếu của nền nghệ thuật vô sản là góp phần khẳng định cái chồi, cái nụ, cái bông hoa của chủ nghĩa xã hội trong cuộc sống và trong tâm hồn mọi người ( Phạm Văn Đồng). Ở đây khi khẳng định nhiệm vụ ca ngợi cũng cần chú ý đến chức năng phê phán của nền văn học nghệ thuật cách mạng. Bàn về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Viết để nêu cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn bè ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu” ( sách đã dẫn. T 183). Tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua năm 1952, Người lại nhắc nhở: “ Các báo chí phải khuyến khích những người tốt, người tốt và thẳng thắn phê bình những điều xấu như: lười biếng, tham ô, lãng phí, quan liêu. Đó là một việc rất cần thiết ( như trên, T.177). Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng ta cũng chỉ rõ: “ Nhân dân ta yêu cầu văn nghệ không chỉ biểu dương những ưu điểm và thắng lợi mà còn phải thẳng thắn phê bình những khuyết điểm và nhược điểm trên bước trưởng thành của cách mạng, với một tinh thần xây dựng và thái độ chân thaafnh”, Đương nhiên việc phê phán cái xấu, cái tiêu cực trong nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa phải được thực hiện với một chỗ đứng, cách nhìn về sự phê phán khác về bản chất với khuynh hướng phê phán trong các trào lưu văn học cũ. Đấu tranh phê phán cái xấu, cái tiêu cực phải góp phần khẳng định cái tốt, cái tích cực. Đảng ta đòi hỏi văn nghệ sĩ khi phê phán không được xa rời những nguyên tắc cơ bản của nền văn hóa cách mạng, giữ vững sự trong sáng và trung thực của ngòi bút.
2.3 Đấu tranh để khẳng định cuộc sống mới, con người mới cũng là đấu tranh để thực hiện lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, để văn nghệ làm tròn trách nhiệm trong việc giáo dục, cải tạo và xây dựng con người mới, trước hết phải có những chiến sĩ văn nghệ xã hội chủ nghĩa, người yêu cầu những chiến sĩ nghệ thuật, để hoàn thành nhiệm vụ, ‘ cần có lập trường tư tưởng đúng”, phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết” trước hết là phải có tính Đảng cao. Sự nghiệp văn học nghệ thuật gắn liền với sự nghiệp cách mạng nên nhiệm vụ của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng. Tính Đảng Cộng sản của người nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa là tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, cương quyết chiến đấu vì dân tộc, vì nhân dân lao động và giai cấp công nhân, công khai thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng. Theo người, tác phẩm thể hiện được lập trường tư tưởng của giai cấp công nhân phải đấu tranh cho lợi ích của Tổ quốc, của chủ nghĩa xã hội, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên cả hai mặt. Một mặt đoàn kết nhân dân bằng cách “ giáo dục” , cổ động, phê bình”. Mặt khác, không khoan nhượng, không lùi bước trong đấu tranh chống kẻ thù. Văn hóa văn nghệ có tính Đảng phải mang tính chiến đấu cao, phải phản ánh chân thật cuộc sống cách mạng, nhằm mục đích cải tạo và xây dựng cuộc sống mới. Nhưng muốn phản ánh sinh động cuộc cách mạng, người nghệ sĩ bên cạnh lập trường tư tưởng đúng, nhiệt tình cách mạng cao, phải gắn mình với cuộc sống của nhân dân lao động. Quan điểm này của người đã được thể hiện rõ ngay từ phương châm vô sản hóa trong Dự thảo cương lĩnh tóm lại của Đảng và sau đó là phương châm công nông hóa trị thức và trí thức công nông hóa. Người đòi hỏi văn nghệ sĩ phải “ hiểu thấu”, liên hệ và đi sâu vào đời sống nhân dân”. Người nói: “ Muốn thật sự gần gũi quần chúng thì phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm mới biết sinh hoạt của quần chúng như thế nào”. Cũng với tinh thần đó, nhân dịp xem triển lãm toàn quốc tháng 10 – 1962, Người đã khen ngợi anh chị em làm công tác mỹ thuật: “ Các tranh tượng đó đã nói lên được tính người, tả chân thật những người lao động bình thường: Anh chị em đã cố gắng đi vào đời sống. Thế là tốt”.
Văn nghệ phản ánh đời sống, do vậy, người nghệ sĩ không thể sáng tác khi chỉ giam mình trong tháp ngà. Đối tượng phản ánh của nghệ thuật là thực tiễn cách mạng vĩ đại với bao nhiêu sự kiện lớn lao. Hiện thực phong phú với sức sáng tạo của hành triệu quần chúng, đang hàng ngày, hàng giờ đổi thay không ngừng. Hơn ai hết, người nghệ sĩ phải nắm và hiểu được chiêu sâu và quy luật phát triển của đời sống cách mạng. Quá trình hiểu biết, khám phá và sáng tạo, ( Phạm Văn Đồng) chỉ có thể hoạt động có hiệu quả nếu người nghệ sĩ gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân, sống cuộc sống sâu sắc của nhân dân. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta kêu gọi văn nghệ sĩ hãy đến với điểm nóng nhất của đời sống để miểu tả những điển hình công nhân, giai cấp đang ở vị trí tiên phong lãnh đạo cách mạng, hãy đến các mặt trận suy yếu để miêu tả sự thần kỳ của chiến tranh nhân dân và hãy đến với những người đang chiến đấu trên ruộng đồng để viết về bộ mặt nông thôn mới trong sản xuất và chiến đấu. “ Các đồng chí hãy mang hết cả nhiệt tình và quyết tâm của người nghệ sĩ cách mạng sống say mê, sống lâu dài với cơ sở, chan hòa với quần chúng nhân dân đang sản xuất và chiến đấu, coi đó là yêu cầu quan trọng bậc nhất để sáng tạo nghệ thuật”.
Đi vào thực tế cuốc sống cách mạng sôi động là một biện pháp màu nhiệm để người nghệ sĩ rèn luyện cách nhìn và quan niệm sống của mình. Đó là cách tốt nhất để thu ngắn cái khoảng cách mỹ học giữa nghệ sĩ và xã hội, giữa nghệ thuật và cuộc sống. Đi vào thực tế cũng là kéo nghệ thuật đến gần với quần chúng, đảm bảo cho nghệ thuật có tính nhân dân, nhưng muốn đi vào thực tế, hiểu đúng cuộc sống, người nghệ sĩ phải không ngừng rèn luyện, học tập phấn đấu. Phát triển lời di huấn của Lênin: Học, học nữa, học mãi: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu khẩu hiệu: “ Học, hỏi, hiểu, hành”. Muốn học tốt thì phải hỏi, phải điều tra nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ, hiểu sâu sự việc. Có hiểu sâu thì mới làm đúng, mới phục vụ tốt. Và càng làm tốt, càng nhiều hoạt động thực tiễn thì hiểu biết càng phong phú thêm. Trên tinh thần đó, Người đã xác định mục đích học tập là để sửa chữa tư tưởng. Tư tưởng đúng thì mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng. Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng. Có đạo đức cách mạnh thì mới hy sinh tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng. Học để tin tưởng. Tin tưởng vào nhân dân. Tin tưởng vào tương lai dân tộc, tương lai của cách mạng. Người còn căn dặn “ Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn”. Đối với văn nghệ sĩ Người đặc biệt nhắn nhở coi trọng việc hoạc tập nghệ thuật, nghiệp vụ, văn hóa, học cách viết, học văn chương, sử dụng ngôn ngữ. Người yêu cầu chý ý, giúp đỡ, huấn luyện đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ. Những tư tưởng trên của người được thể hiện cô đọng trong phát biểu Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 3: Để làm tròn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ cần rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn, thật sự hòa bình với quần chúng, cố gắng học tập chín trị, trao rồi nghề nghiệp, phải hết lòng giúp đỡ thanh niên, làm cho văn nghệ nước ta càng thêm trẻ, thêm xuân.
2.4. Thấm nhuần quan điểm của Lênin, ngay từ khi xây dựng chính quyền cách mạng, Đảng ta hết sức coi trọng tính kế thừa trong sự phát triển văn hóa. Trong quá trình tiến bộ văn hóa, nội dung những giá trị văn hóa sẽ thay đổi những điều đó không có nghĩa là xã hội, ngay trong thời đại cải tạo tận gốc về văn hóa sẽ vứt đi toàn bộ những gì do lao động và trí tuệ của các thế hệ trước đã tạo nên. Mỗi thế hệ mới không bao giờ khởi đầu từ mảnh đất trống mà phải nắm giữ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do các thế hệ trước để lại. Sự phát triển sản xuất tinh thần, cũng như sản xuất vật chất khong thể thiếu sự kế thừa những nguyên lý thẩm mỹ, những phương thức sáng tạo trong đó tập trung những kinh nghiệm của dân tộc và nhân loại, tức là thiếu một truyền thống ổn định.
Đánh giá cao truyền thống văn hóa của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc khôi phục giữ gìn vốn cũ dân tộc trong quá trình xây dựng nền văn nghệ mới. Người nói: “ Văn nghệ của dân tộc ta vốn rất phong phú”. Bàn về ngôn ngữ dân tộc, Người cho rằng: “ Tiếng nói là thứ của cải quý báu của dân tộc. Chúng ta phải biết quý trọng nó, giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. ( sách đã dẫn T180). Học vốn cũ để sáng tạo cái mới, học cái của người để sáng tạo cái của mình đó là kết lõi tư tưởng trong quan điểm kế thừa và phát triển di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đánh giá về vấn đề này, có lúc Người nhận xét: “ Việc phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc ( nhưng tránh phục cổ một cách máy móc và việc học tập văn hóa tiên tiến của các nước ngoài ( trước hết là của các nước bạn) cũng chưa làm được nhiều” ( như trên – T21).
Kế thừa phát triển văn hóa là một quá trình phức tạp, mâu thuẫn biện chứng! Một mặt là bảo lưu những thành tựu của quá khứ. Mặt khác, như Lênin nhận xét “ Bảo vệ di sản không có nghĩa là tự giới hạn ở di sản” Trong quá trình tiếp thu di sản văn hóa, có những yếu tố hoàn toàn bị gạt bỏ, lại có những yếu tố được các thế hệ mới bảo lưu và sử dụng toàn bộ hoặc bộ phận. Tiến bộ văn hóa không thể không sử dụng mọi giá trị tích cực, đồng thời cự tuyệt mọi yếu tố lỗi thời của nền văn hóa cũ, tư tưởng này Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong khuyến khích tiếp thu những cái hay cái tốt của vốn cũ đã nhắc nhở quyết không nệ cổ, bảo thủ, quay về với những truyền thống lạc hậu, phải biết tiếp thu có chọn lọc, phê phán, không ăn tươi nuốt sống quá khứ. “ Khôi phục vốn cũ thì nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì phải loạn dần ra”. ( Hồ Chí Minh, sách đã dẫn. T103). Người phê phán căn bệnh tự ti, bắt trước và sùng bái nước ngoài. Tiếp thu không có nghĩa là sao chép một cách máy móc, nô lệ. Người cho rằng có thể học tập bất kỳ cái đẹp, cái hay nào của các nước nhưng cái cốt yếu là phải sáng tạo ra cái riêng mang bản sắc Việt Nam, không thể trộn lẫn với ai khác.
Người nói: “ Mình có thể bắt buộc chước những cái hay của bất kỳ nước Âu Mỹ nào, nhưng điều cốt yếu là phải sáng tác”. Người còn nói: “ Mình đã hưởng cái hay cùa người thì cũng phải có cái hay cho người ta hưởng. Mình đừng có chịu vay mà không trả”.
Những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tập trung những tư tưởng của Người về văn hóa văn nghệ. Vận dụng một cách sáng tạo và tài tình những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam tư tưởng của Ngưởi mãi mãi soi đường cho chúng ta đi trên con đường xây dựng nền văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa.
- CÁC VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG TỪ ĐẠI HỘI 6 ĐẾN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA 8 VỀ VĂN HÓA VĂN NGHỆ
Văn hóa Việt Nam là thành quả của hàng ngàn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Văn hóa Việt Nam cũng là sự không ngừng hoàn thiện mình trên cơ sở sụ giao lưu quốc tế, tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh trên thế giới. Nền văn hóa ấy, trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần viết nên trang sử vàng của dân tộc.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến văn hóa, coi trọng nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mới. Ngày từ những năm cách mạng còn trong trứng nước, năm 1943, Đảng ta đã xây dựng đề cương văn hóa Việt Nam. Coi văn hóa là một bộ phần trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc 1948 ở chiến khu Việt Bắc, Tổng Bí thư Trường Chinh trong báo cáo nổi tiếng Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam đã cơ bản xác định cách mạng tư tưởng văn hóa là một trong ba cuộc cách mạng của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Từ sau đổi mới, phát triển đường lối đúng đắn của Đảng về văn hóa văn nghệ qua các thời kỳ trước, Nghị quyết Đại hội 6, Đại hội 7, và Nghị quyết 5 của Bộ chính trị khóa 6, Nghị quyết Trung ương 4 khóa 7, cùng một số chỉ thị của Ban bí thư đã tạo điều kiện cho văn hóa văn nghệ có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều thành tựu. Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa 8 đã góp phần hoàn chỉnh đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, cụ thể hóa quan điểm văn hóa văn nghệ trong Nghị quyết Đại hội 8 của Đảng trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- 1 Các Nghị quyết của Đảng trong thời kỳ đổi mới đều xác định: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, cùng với việc xây dựng và phát triển văn hóa. Đây là một quan điểm rất mới về cơ sở phát triển đất nước. Kinh tế là cơ sở của sự phát triển, đương nhiên. Nhưng còn một cơ sở khác, không thể không tính đến, đó là toàn bộ những giá trị tinh thần của mỗi dân tộc trong quá trình đấu tranh để phát triển đã sáng tạo ra. Nhiều dân tộc xung quanh ta, nhiều con rồng, con hổ đã cất cánh nhờ biết quan tâm đến nền tảng tinh thần của dân tộc. Nói một cách khác, đó là những năng lượng tinh thần, là tiềm năng hình thành nguồn lực con người, động lực cơ bản của sự phát triển đất nước. Thiếu nguồn năng lượng tinh thần đó không thể nói đến phát triển. Bởi vậy, theo Đảng ta, “ chăm lo văn hóa tức là chăm lo củng cố nền tảng tinh thàn của xã hội, thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tiến bộ, công bằng xã hội chủ nghĩa thì không thể có sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững”.
Trong dòng chảy hàng ngàn năm của lịch sử dân tộc, văn hóa đóng góp to lớn vào sự trường tồn của dân tộc trước các kẻ thù xâm lược, giữ được bản sắc dân tộc, không bị đồng hóa vì nó vừa mang tính truyền thống vững chắc vừa có tính chất mở. Trong thời đại ngày nay, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã tiếp thu những giá trị văn hóa mới. Nền văn hóa đó đã thực hiện sự phát huy sức mạnh góp phần to lớn vào việc đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc, đứng vững trước những bước ngoặt khắc nghiệt của lịch sử. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhờ biết phát huy sức mạnh văn hóa, chúng ta đã vượt qua những khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế – xã hội, hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại. Khắc phục những quan niệm sai lầm coi văn hóa là lĩnh vực phi sản xuất, là lĩnh vực thứ yếu, nhân loại càng nhận thức đầy đủ hơn vai trò của văn học hóa trong sự phát triển. Hội nghị Liên Chính phủ về chính sách văn hóa vì sự phát triển do UNESCO tổ chức tại Thụy Điển và khẳng định: “ Sự sáng tạo văn hóa là động lực tiến bộ của loài người, sự đa dạng của văn hóa là kho tàng quý báu nhất của nhân loại và là một yếu tố cần thiết của sự phát triển”. Và “ phân tích đến cùng, sự phát triển của xã hội chính là sự phát triển của văn hóa; và sự thăng hoa của văn hóa là đỉnh cao nhất của sự phát triển”.
Kinh tế là cơ sở, là nhân tố quyết định tạo ra sự phồn vinh của mọi xã hội, do đó nó cũng là tiền đề vật chất để phát triển văn hóa. Đến lượt mình, văn hóa lại phát huy vai trò quyết định của nó đối với sự phát triển kinh tế. Bởi vì, nói đến văn hóa, suy cho cùng là nói đến nguồn lực con người, là chủ thể, là linh hồn của sự sáng tạo. “ Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương… biến thành nguồn nhân lực nội sinh quan trọng nhất cảu sự phát triển” ( văn kiện Nghị quyết T. Ư 5. Sách đã dẫn. T55). Trong ý nghĩa đó, nghị quyết Đại hội 8 của Đảng đã nhấn mạnh: “ Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đồng thời để phát huy cao độ nguồn lực này, không có con đường nào khác hơn “ xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh con người, phát triển toàn diện”, vì hạnh phúc của nhân dân. Muốn thế, “ phải làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng đại bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” ( sách đã dẫn. T. 54)
- 2 Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 xác định ba nguyên tắc xây dựng văn hóa Việt Nam: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Cương lĩnh chính trị năm 1991 và Nghị quyết Đại hội 8 xác định nền văn hóa Việt Nam phải mang bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến. Tại Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8, Đảng ta khẳng định nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Từng bước vượt qua nền kinh tế sản xuất, nhỏ, kinh tế tiểu nông, chúng ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ bắt tay vào xây dựng một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hòa nhập vào dòng chảy thế giới trong điều kiện khoa học kỹ thuật của nhân loại đang phát triển những bước chóng mặt đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến phù hợp với sự phát triển của lịch sử, mà cái cốt lõi là chủ nghĩa yêu nước. Do điều kiện khắc nghiệt của lịch sử, ngay từ khi trở thành dân tộc, Việt Nam đã phải thường xuyên đối phó với thiên tai địch họa. Để tồn tại và phát triển tinh thần yêu nước thương nòi, chủ nghĩa nhân văn và ý thức cố kết cộng đồng đã sớm phát triển và phát triển rất sâu sắc tinh thần yêu nước, truyền thống nhân ái và cộng đồng đã tạo nên cho nhân dân ta khả năng đoàn kết to lớn vì sự tồn vong của dân tộc. Truyền thống ấy giúp chúng ta làm nên nhiều kỳ tích trong lịch sử bảo vệ sự trường tồn của đất nước. Trong thời đại ngày nay, truyền thống ấy đã được nâng lên, trở thành sức hấp dẫn văn hóa mới, không chỉ huy động sự đoàn kết dân tộc và còn có sức thu hút đối với bạn bè nước ngoài. Truyền thống ấy cũng cho phép chúng ta vừa duy trì độc lập, vừa tăng cường đoàn kết quốc tế, đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện phản nhân loại, phản nhân văn, những tiêu cực trong xã hội và trong bộ máy Đảng và Nhà nước, bảo vệ sự trong sạch, lành mạnh và công bằng xã hội.
Nên văn hóa tiên tiến sẽ là một nền văn hóa tiến bộ, một mặt nó không khước từ những thành tựu của các thế hệ trước, không phủ định một cách hư vô truyền thống, không theo đuổi chủ trương phủ định sạch trơn mà phải biết kế thừa, tiếp thu co chọn lọc những truyền thống tiến bộ phù hợp với quy luật phát triển của dân tộc và nhân loại, nghĩa là phải đánh giá một cách có phê phán những thành tựu của các thời đại trước, duyệt lại những nhận định xưa và đặc biệt quan trọng là bổ sung, làm phong phú những giá trị cũ để xây dựng những giá trị mới để phù hợp với sự phát triển của xã hội đương đại. Mặt khác, phải mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới và thời đại, làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tiếp tục truyền thống tư duy mở, vận dụng tư duy linh hoạt nhưng co nguyên tắc, hàng ngàn năm qua, Việt Nam đã xây dựng được một cốt cách văn hóa, một bản lĩnh văn hóa, vừa có yếu tố của phương Đông, vừa có yếu tố của phương Tây, và có yếu tố truyền thống vừa có yếu tố hiện đại, nhưng lại thấm đẫm bản sắc Việt Nam, không lẫn vào nhưng lại thấm đẫm bản sắc Việt Nam, không lẫn vào các nền văn hóa khác. Nó khiến cho nền văn hóa Việt Nam vừa uyển chuyển, linh hoạt vừa bền vững với thời gian, vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt của lịch sử với vô số âm mưu đồng hóa thâm độc của kẻ thù. Trong điều kiện xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội, nên văn hóa mới thực sự tiến bộ phải lấy nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nền văn hóa ấy, nói như Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8: “ Nội dung cốt lõi và lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người”. ( sách đã dẫn. T56).
Bản sắc văn hóa dân tộc là điều kiện cơ bản đảm bảo cho dân tộc ta tồn tại, đứng vững và phát triển. “ Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã- Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…. Bẳn sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo” ( như trên. T56).
Bẳn sắc văn hóa dân tộc là sắc thái riêng của mỗi dân tộc. Nó làm phong phú thêm cho nền văn hóa nhân loại và bảo đảm ý nghĩa tồn tại của mỗi dân tộc. Nó là diện mạo là bộ mặt tinh thần, là giấy chứng minh của mỗi dân tộc. Không có bản sắc riêng, dân tộc không có chỗ đứng trong cộng đồng. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bẳn sắc dân tộc là đảm bảo cho dòng chảy liên tục của lịch sử dân tộc trong dòng chảy nhân loại, hòa nhập mà không hòa tan. Đó chính là năng lực nội sinh, là nền tảng tinh thần, là bệ phóng cho đất nước cất cánh. Đương nhiên, bản sắc dân tộc không bảo thủ, chết cứng, đóng cửa mà phải luôn luôn được bổ sung, đổi mới, sáng tạo, phát triển, bảo đảm sự thống hợp hài hòa giữa dân tộc và tiên tiến; bao gồm trong nó những mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại; kế thừa và phát triển; dân tộc và quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
II.3 Xuất phát từ những yêu cầu mới của cách mạng từ thực trạng tình hình văn hóa văn nghệ hiện nay, một trong những tư tưởng chủ đạo được Nghị quyết BCH T.Ư 4 khóa 7 vạch ra là: Vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cốt lỗi tư tưởng trong văn hóa văn nghệ nước ta. Sự nghiệp văn hóa văn nghệ là bộ phận khăng khít của sự nghiệp đổi mới. Thấm nhuần và thực hiện quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy!”
Văn hóa văn nghệ là một sản phẩm có tính xã hội. Các giai cấp đều có ý thức sử dụng văn hóa văn nghệ như một vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp mình. Bởi vậy, trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cho độc lập dân tộc của chủ nghĩa xã hội, cho tương lai của loài người, văn hóa văn nghệ là một bộ phận quan trọng. Văn hóa văn nghệ chỉ có thể làm tròn sứ mệnh nếu tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh. Ngược lại, chỉ trong khuôn khổ phục vụ cho lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân văn hóa văn nghệ mới được giải phóng khỏi tình trạng bị áp bức, bị mua chuộc, bị mua bán, giữ vững tư cách và danh dự, phát huy khả năng sáng tạo của mình. Mấy chục năm qua, cái cốt lõi tư tưởng của nền văn hóa nghệ thuật nước ta là Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội với khẩu hiệu cao quý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra: “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Dưới khẩu hiệu ấy, các nhà văn nghệ sĩ nước ta đã sáng tạo ra những điển hình mới của thời đại mới. Cũng với ánh sáng cách mạng ấy, văn nghệ sĩ chúng ta càng khám phá cuộc sống và con người Việt Nam, soi dọi lên đời sống dân tộc đang chiến đấu cho hòa binh, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, một ánh sáng mới làm hiện lên những vẻ đẹp kỳ diệu, mà trước đó chúng ta chưa nhìn thấy hết. Sống và chiến đấu cùng với nhân dân, những người làm văn hóa nghệ thuật nước ta đã để lại những tác phẩm xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của nền nghệ thuật chống đế quốc và phong kiến trên thế giới.
Sau mấy chục năm chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới. Những con người mới hình thành từ những hiện thực lớn lao và đầy những thử thách rèn luyện hết sức phong phú đang xuất hiện ngày càng nhiều. Hiếm có một nơi nào có hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Những con người vói phẩm chất tốt đẹp đã và sẽ làm nên lịch sử kỳ diệu của dân tộc đang trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Phản ánh những con người ấy, đưa văn hóa phục vụ cao nhất của văm nghệ đấu tranh cho sự giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Không thể sáng tạo cái mới trong văn hóa nếu không có một lý tưởng tốt đẹp và kiên định để gắn cả cuộc đời mình vào đó. Ngòi bút của nhà văn chân chính phải có một chân trời nhất định, một mục tiêu, đường lối và phương hướng cụ thể. Sự dấn thân trong văn nghệ trước hết chính là sự dấn thân về mặt lý tưởng. Với những người làm công tác văn hóa văn nghệ vô sản đó là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 đòi hỏi “ văn nghệ nước ta phải phản ánh hiện thực sinh động, chân thật, sâu sắc sự nghiệp của nhân dân trong cách mạng và kháng chiến cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” ( sách đã trích dẫn. T61).
II.4. Là một bộ phận trong sự nghiệp cách mạng chung của Đảng nhưng văn hóa văn nghệ có phương thức hoạt động đặc thù riêng, Không tôn trọng phương thức đó thì không phát huy được sở trường của văn hóa văn nghệ và sức mạnh của nó đối với đời sống. Sự sáng tạo không phải là một hoạt động có thể đối sử một cách máy móc, bình quân, chỉ huy theo kiểu áp đặt, mệnh lệnh. Kế thừa tư tưởng của Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa 7, Đảng ta khẳng định “ Bảo đảm dân chủ tự do cho mọi sự sáng tạo và hoạt động văn hóa, vun đắp các tài năng đồng thời đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước công chúng”. Ở Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8, quan điểm này được mở rộng hơn, “ Khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm mọi phương pháp, mọi phong cách sáng tác vì mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng. Bài trừ các khuynh hướng sáng tác suy đồi, phi nhân tính. Hướng dẫn dư luận phê bình văn học, đảm bảo tự do sáng tác đi đôi với trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ, các nhà văn hóa. Nâng cao chất lượng, phát huy tác dụng của nghiên cứu, lý luận”.
Tự do tìm tòi sáng tạo là một đòi hỏi không thể thiếu được ở văn hóa văn nghệ. Văn nghệ cách mạng càng đòi hỏi như vậy. Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo. Không sáng tạo, cách mạng không thể thành công. Có thể có chỗ này chỗ khác sai lầm, nhưng không thể chối cãi được rằng, mấy chục năm qua Đảng ta đã hết sức khuyến khích tự do tìm tòi, sáng tạo. Một nghệ sĩ không thể có tác phẩm có giá trị nếu không được tự do tìm tòi để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình. Nói một cách khác, tự do tìm tòi sáng tạo là một tất yếu của văn nghệ cách mạng. Nhưng còn một tất yếu ở chiều ngược lại: không thể tự do tìm tòi sáng tạo nếu người nghệ sĩ không nhận được quy luật phát triển của sự vật, không nhận thức được mình đang sáng tác trên lập trường nào. Bởi vậy phải không ngừng bồi dưỡng thế giới quan Mác – Lênin, đường lối chính sách của Đảng, gắn bó với cuộc sống, với quần chúng, với phong trào cách mạng để có thể nhận thức thực tiễn một cách đúng đắn, chân thực và sâu sắc. Đó là hành trang giúp người nghệ sĩ thực sự làm chủ mình để hiểu biết, khám phá, sáng tạo.
Tất nhiên con đường đi đến tự do tìm tòi sáng tạo không phải đơn giản. Trong điều kiện hiện nay, người nghệ sĩ còn phải đấu tranh với những trở lực từ nhiều phía. Một sự lãnh đạo gò bó, ép buộc, thô bạo. Một cơ chế cũ lỗi thời. Và cả cuộc đấu tranh vượt lên trên chính mình trong quan niệm tự do vô nguyên tắc, vô điều kiện: tự do thoát ly cuộc sống, thoát ly chính trị, thoát ly dân tộc, đi ngược lại đường lối văn nghệ của Đảng; tự do lựa chonhj các khuynh hướng sáng tác suy đồi, phi nhân tính, tự do phỉ báng, bôi đen. Và, chỉ khi nào thoát khỏi những cái vỏ ốc cá nhân đó, xây dựng cho mình một tinh thần nồng nhiệt công dân, một thái độ trách nhiệm cao đối với đời sống, với cách mạng, dân tộc và thời đại, người nghệ sĩ mới có thể thực sự tự do tìm tòi và sáng tạo và cống hiến.
Tạo điều kiện để những người làm văn hóa văn nghệ tự do sáng tạo, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân là một tư tưởng đúng đắn của Đảng trên cơ sở phát huy cao độ quyền làm chủ của mỗi cá nhân. Sáng tạo trên cơ sở những suy nghĩ theo đường lối đúng đắn của Đảng ta, chắc chắn trong tương lai chúng ta sẽ có một nền văn hóa nhân dân xã hội chủ nghĩa, sẽ có nhiều tác phẩm có tầm vóc lớn như Đảng ta và nhân dân ta mong muốn – những tác phẩm có phần tích cực vào việc xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp, sánh ngang tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
II.5. Nền văn hóa văn nghệ của chúng ta là văn hóa văn nghệ phục vụ chính trị. Những người làm văn hóa văn nghệ là chiến sĩ văn hóa văn nghệ đấu tranh trên mặt trận văn nghệ để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của mình. Mấy chục năm qua, nền văn hóa của chúng ta là nền văn hóa thường trực có mặt ở những nơi sôi động nhất của cuộc sống cách mạng. Những tác phẩm nghệ thuật để lại dấu ấn tốt chính là những tác phẩm thể hiện trách nhiệm chính trị cao của người nghệ sĩ: trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân, với chủ nghĩa xã hội. Những người làm công tác văn nghệ có mặt ở những nơi nóng bỏng, những mũi nhọn của cuộc sống chiến đấu, những nơi gian nan nguy hiểm nhất – nơi hiện thực cách mạng biểu hiện dày đặc và sức sống, sức sáng tạo của dân tộc biểu đạt tập trung nhất. Những tác phẩm văn hóa, văn nghệ vì thế giàu sức chiến đấu. Trong ý thức trách nhiệm thường trực đó, nghệ thuật của chúng ta đã sáng tạo được những hình tượng nghệ thuật phong phú về xã hội mới, con người mới trong công tác và học tập trong lao động, đấu tranh xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Trong hoàn cảnh mới của cách mạng, cả Nghị quyết Trung ương 4 khóa 7, Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 đều đòi hỏi phải nâng cao tính chiến đấu của các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật, khẳng định mạnh mẽ những nhân tố mới, những giá trị cao đẹp của dân tộc ta. Một mặt, phải phản ánh sinh động trật tự mới, lối sống mới, đạo đức mới. Mặt khác, phải đấu tranh khắc phục những gì làm cản trở quá trình đi lên của đất nước. Phê phán cái sai, lên án cái ác, cái xấu để hướng con người tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, đấu tranh với những khuynh hướng trái với đường lối quan điểm của Đảng.
Đất nước ta đang đứng trước một quá trình cách mạng phong phú và sôi động. Thời cơ thuận lợi chưa từng có nhưng thử thách cũng hết sức gay gắt. Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu chồng chất khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân. Trong cuộc chiến đấu lớn lao này, những nét thẩm mỹ nổi bật của hiện thực với tư cách là đối tượng trung tâm của văn hóa nghệ thuật đang phát triển cùng với hoạt động sáng tạo của quần chúng. Cái mới, cái đẹp xuất hiện ngày càng nhiều. Nhưng cái xấu, cái cũ chưa hẳn đã thu hẹp. Đó là cuộc đấu tranh hết sức gay go, quyết liệt, không khoan nhượng. Cái bảo thủ, lạc hậu không dễ một lúc mà mất đi. Cái tiến bộ không dễ một lúc ra đời. Cũng không phải khi cái đẹp xuất hiện là cái xấu biến mất. Bởi vậy, muốn tiếp cận chân lý thời đại, chân lý đời sống, người nghệ sĩ phải có cặp mắt thực sự thấu thị, nó sẽ cho phép người nghệ sĩ bóc được lớp vỏ xù xì của hiện thực để tiếp cận chất vàng ròng của cuộc sống, nhìn thấu cái bản chất bên trong, tìm ra những vấn đề của dân tộc, của thời đại, nắm bắt được cái mới, cái mầm non, cái xu thế.
Khẳng định, bảo vệ cái mới cũng có nghĩa là tuyên chiến với cái cũ. Việc khẳng định trật tự mới, lối sống mới, đạo đức mới không tách rời việc đấu tranh chống các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội, những tư tưởng văn hóa phản tiến bộ, vạch rõ những sức trì kéo đang cản bước tiến của chúng ta – yếu tố phê phán. Tàn dư của những tư tưởng lạc hậu cũ, những phong tục tập quán lỗi thời sản phẩm của một nền sản xuất nhỏ, tư tưởng cá nhân vị kỷ, thực dụng, bệnh quan liêu, tham nhũng, thói độc đoán, chuyên quyền…. cần phải được mổ xẻ và lên án nghiêm khắc. Đảng ta yêu cầu văn học nghệ thuật phải “ vạch đúng nguồn gốc cái xấu, đề ra cách giải quyết, cuối cùng đạt được mục đích là khẳng định cái tốt” ( Nghị quyết Đại hội 4).
Cuộc sống mới vô cùng khó khăn và phức tạp nhưng cũng không thiếu những con người đang kiên cường đấu tranh chiến đấu và xây dựng Tổ quốc, đấu tranh để tự vượt lên chính mình. Đây là cánh đồng bao la cho người nghệ sĩ tài năng gieo mầm sáng tạo, là dòng sông rộng để đủ sức chở những chủ đề lớn của nghệ thuật hiện đại. Nhưng muốn cho nghệ thuật không ngừng chạy đua với thực tiễn cuộc sống, người nghệ sĩ cũng không ngừng bám sát hiện thực cách mạng đang phát triển, nắm bắt nó, hiểu thấu nó. Hay, nói như Raphaen, một trong những con người khủng lồ trong thời Phục hưng: Hiểu thấu tức là sánh ngang. Không thể hiểu thấu con người và cuộc sống nếu người nghệ sĩ không tự chuẩn bị cho mình sánh ngang với nó. Bởi vậy, sống có trách nhiệm, sống hết mình, sống say mê, sống cuộc sống của nhân dân, chia sẻ cùng nhân dân những đau khổ, hạnh phúc, đắng cay – luôn luôn là yêu cầu quan trọng bậc nhất để sáng tạo nghệ thuật.
CHƯƠNG II
BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT XHCN
- BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG HỆ THỐNG BÁO CHÍ CẢ NƯỚC
Báo Sài Gòn Giải Phóng là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, là tiếng nói của Chính quyền và nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Ra đời ngày 5 -5 – 1975 ngay sau khi Sài Gòn giải phóng, 32 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh, cùng với những bước đi lên của đất nước. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có sự trưởng thành về nhiều mặt. Từ chỗ có số lượng phát hành khiêm tốn những ngày đầu giải phóng, hiện nay Báo Sài Gòn Giải Phóng đã vươn lên trở thành một trong những tờ báo hàng ngày có số lượng phát hành lớn của cả nước. Với lợi thế là tờ báo của một thành phố lớn có tính trung tâm, Báo Sài Gòn Giải Phóng đã vượt khỏi phạm vi của một tờ báo Đảng địa phương. Hiện nay báo được phát hành rộng rãi trên phạm vi cả nước, trong đó trọng điểm là khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây và Tây Nguyên, hà Nội và Hải Phòng và một số khu vực lân cận. Nhiều sản phẩm của tờ báo được in cùng một lúc tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội. Chín ấn phẩm của tờ báo, Sài Gòn Giải Phóng hàng ngày, Sài Gòn Giải Phóng thứ bảy, Sài Gòn Giải Phóng Thể Thao, Sài Gòn Giải Phóng tiếng Hoa, Sài Gòn Giải Phóng online Tiếng Việt và tiếng Anh, Sài Gòn Giải Phóng12 giờ, Sài Gòn Guide, Sài Gòn đầu tư – Tài chính đã thực sự tạo được lòng tin cậy và yêu mến cảu các cấp ủy Đảng, của đông đảo bạn đọc, trong đó có cả bạn bè quốc tế!
32 năm phấn đấu và xây dựng, với bốn nguồn cán bộ: từ chiến khu về, tập kết vào, cán bộ tại chỗ và trưởng thành sau giải phóng, đến nay, Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có một đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công nhân viên đủ sức hoàn thành những nhiệm vụ của tờ báo trong giai đoạn cách mạng mới. Hơn 500 cán bộ công nhân viên trong đó có 150 phóng viên biên tập đang gánh vác những nhiệm vụ nặng nề, trọng yếu trong việc đổi mới tờ báo theo yêu cầu đổi mới đất nước, hòa nhập vào khu vực, hòa nhập vào thế giới. Chất lượng đội ngũ hoạt động trong nhiều lĩnh vực nội dung, in ấn, phát hành, kinh doanh và trên nhiều địa bàn từ Tp. Hồ Chí Minh đến Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… đang thực sự được nâng lên. Nhiều lớp đào tạo phóng viên dài ngày, ngắn ngày đã góp phần nâng cao năng lực nhiều mặt của những người làm báo và bổ sung những nguồn lực mới cho đội ngũ. Bên cạnh đó, báo còn huy động được một lực lượng đông đảo cộng tác viên, từ trí thức văn nghệ sĩ, cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến những người lao động bình thường đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực của đời sống, cả trong nước và nước ngoài, đóng góp trí tuệ và tài năng, làm sâu sắc thêm, phong phú thêm nội dung thông tin tuyên truyền của tờ báo Đảng.
Góp phần vào việc nâng cao chất lượng của tờ báo, không thể không kể đến đầu tư trang bị cho thông tin, kỹ thuật. Việc nối mạng Internet, parabol giúp cập nhật hóa thông tin quốc tế được người dân quan tâm. Hệ thống máy in báo bốn màu của Đức, hệ thống vi tính chế bản vào loại hiện đại nhất với giá hàng triệu USD do báo tự trang bị đã đóng góp to lớn vào chất lượng hình thức tờ báo, chất lượng quảng cáo, đặc biệt là từ khi tờ báo được in bốn màu. Đương nhiên, đi liền với những đầu tư trang bị này là hiệu quả kinh doanh của tờ báo cũng không ngừng tăng lên. Hiện nay, Báo Sài Gòn Giải Phóng là một trong số ít tờ báo của cả nước tự hạch toán kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả. Hàng năm, ngoài tự chi phí cân đối lương bổng, báo bảo đảm nộp đủ các nghĩa vụ thuế, quỹ Đảng và còn thực lãi hàng chục tỷ đồng đóng góp vào ngân sách của Nhà nước.
Bên cạnh hoạt động báo chí và kinh doanh, thực hiện những quan điểm của Đảng về công tác xã hội, để tăng sức thu hút và gắn bó với bạn đọc, từ nhiều năm qua Báo Sài Gòn Giải Phóng đã hình thành một hệ thống các hoạt động có tính xã hội có ý nghĩa, được dư luận quan tâm. Giải thưởng Quả bóng vàng được đưa vào hệ thống giải thưởng quốc gia, trở thành hoạt động thể thao lớn của cả nước góp phần bồi dưỡng, kích thích các tài năng thể thao. Các chương trình xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, đầu tư vốn cho bà con nghèo; chăm lo cho bà mẹ, trẻ em, các gia đình chính sách; khám chữa bệnh cho người nghèo, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân cơ nhỡ… do ban tổ chức đã kéo người dân ngày càng gần hơn với báo Đảng. Đặc biệt, báo đã khởi xướng các chương trình ca nhạc từ thiện, các giải thưởng ở nhiều lĩnh vực được xã hội và các cấp có thẩm quyền hết sức ủng hộ. Chương trình ca nhạc Dòng thời gian hàng năm đã dành được hàng ngàn suất hỗ trợ cho các nạn nhân nhiễm chấy độc màu da cam dioxin cả phía Nam và phía Bắc. Giải thưởng Võ Trường Toản – giải thưởng đầu tiên được tổ chức cho các nhà giáo ở thành phố, hàng năm tôn vinh hàng chục các thầy cô giáo ưu tú có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Giải thưởng “ Văn hay chữ tốt” dành cho học sinh giỏi văn. Quỹ hỗ trợ Nguyễn Văn Hưởng dùng nhiều xuất học bổng, nhiều suất hỗ trợ cho các sinh viên y khoa nghèo, học giỏi, các bác sĩ mới ra trường sẵn sàng đi công tác ở vùng sâu vùng xa của thành phố và các vùng khác của đất nước… Với nguồn vốn khiêm tốn, chủ yếu là sự hỗ trợ của xã hội, nhờ đi đúng định hướng của Đảng, hoạt động công tác xã hội của Báo Sài Gòn Giải Phóng đã thực sự đi vào chiều sâu, không chỉ tạo được sự tin cậy của bạn đọc mà còn góp phần lan tỏa, kích thích phong trào hoạt động xã hội, làm sáng tỏ tính giai cấp và tính nhân bản trong đường lối xã hội của Đảng ta.
Thực hiện đúng chức năng của báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận cảu Đảng bộ và tiếng nói của nhân dân thành phố, ngay từ khi ra đời, Báo Sài Gòn Giải Phóng luôn giữ vững và nâng cao chất lượng thông tin, chất lượng tuyên truyền và giáo dục chính trị, với đông đảo các Ban phóng viên, và các tòa soạn trực thuộc; Ban Thư ký tòa soạn , Ban chính trị – xây dựng Đảng, Ban kinh tế, Ban bạn đọc đời sống, Ban thời sự xã hội, Ban khoa giáo, Ban văn hóa Văn nghệ, Ban chuyên đề, Ban tuần san, Ban quốc tế – Đối ngoại, Ban thể thao… báo đã luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị của cách mạng và đất nước. Tổ chức thông tin chân thật và nhanh chóng về tình hình đất nước và thế giới, các sự kiện trong nước và quốc tế mà người dân quan tâm. Giới thiệu một cách toàn diện những thành tựu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng. Phản ánh trung thực những thời cơ và thách thức nhiều mặt và những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong những giai đoạn cụ thể của cách mạng, làm rõ bản lĩnh và những sáng tạo của Đảng ta lèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam trong những thử thách nghiêm trọng nhất của lịch sử nhân loại, đưa đất nước từng bước vượt qua khủng hoảng kinh tế – xã hội, vững bước đi lên, tạo được sự tin cậy của Đảng bộ, nhân dân thành phố và đông đảo bạn đọc. Bên cạnh nhiều thể loại báo chí phong phú, báo chú ý đi sâu vào những bài đấu tranh về mặt lý luận để làm sáng tỏ những quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, những quan điểm đổi mới của Đảng. Những bài phản ánh từ thực tiễn của đời sống, đặc biệt là những mô hình mới, những điển hình tiêu biểu, những nhân tố tích cực trong các lĩnh vực đã làm phong phú thêm các vấn đề lý luận, góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách vĩ mô cho ra đời những chích sách mới phù hợp với thực tế cách mạng mới. Với sự nỗ lực năng động của đội ngũ phóng viên, báo đã phản ánh một cách toàn diện và nhiều mặt các hoạt động đa dạng và nhạy bén trong công cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là nhân dân thành phố, phản ánh trung thực những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những ý kiến phản hồi về đường lối chính sách, giúp kịp thời điều chỉnh những quyết định chừ phù hợp, thực sự là cầu nối giữa Đảng và nhân dân. Trên cơ sở đường lối đa dạng, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại của Đảng, báo đã hết sức mở rộng thông tin quốc tế theo hướng phong phú, đa diện, đa chiều nhưng đúng định hướng. Một mặt, bảo đảm thông tin trung thực, khách quan, toàn diện, có văn hóa, phù hợp với tính cởi mở, bao dung của truyền thống dân tộc. Mặt khác, đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện phân loại, phản nhân văn, phi giai cấp làm thiện hại cho sự nghiệp độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trên cơ sở đó cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khái quát, toàn cảnh về tình hình thế giới, các xu hướng chính trị, kinh tế từ đó định hướng đi và rút ra những bài học cần thiết cho sự phát triển đất nước, trang bị những kiến thức mới mẻ nhiều mặt nhằm nâng cao dân trí, tạo điều kiện tốt cho sự hội nhập.
Phát huy thế mạnh của một tờ báo Đảng ở một thành phố năng động, có nhiều tiềm năng của khu vực, Báo Sài Gòn Giải Phóng đang đề ra nhiệm vụ chiếm lĩnh khoảng trống thông tin, đi trước một bước trong thông tin nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí trong công tác định hướng tư tưởng, dự báo, góp phần tham mưu có hiệu quả cho việc hoạch định các chính sách từ vĩ mô đến vi mô. Nhưng muốn làm được điều đó, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, Báo Sài Gòn Giải Phóng đang phấn đấu không ngừng vươn lên, trước mắt là nâng mình lên ngang tầm với các tờ báo lớn trong khu vực Đông Nam Á về nghiệp vụ và kỹ thuật, vững vàng bước vào thời kỳ với mong muốn trở thành một tập đoàn báo Đảng mạnh, một quyền lực thống trị sang tầm các cơ quan truyền thông trong khu vực và quốc tế.
- TUYÊN TRUYỀN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG.
Tuyên truyền về mặt văn hóa văn nghệ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí cách mạng. Thấm nhuần quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin và của Đảng ta coi văn hóa văn nghệ là một bộ phận trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản, Báo Sài Gòn Giải Phóng luôn đặt nhiệm vụ tuyên truyền về cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa là một nhiệm vụ chiến lược trong nội dung thông tin tuyên truyền của từ báo Đảng. Với đội ngũ nòng cốt là Ban văn hóa văn nghệ và đội ngũ cộng tác viên, thông tin viết báo gồm các trí thức, văn nghệ sĩ, các cán bộ lãnh đạo công tác văn hóa văn nghệ, chất lượng tuyên truyền về văn hóa văn nghệ trên Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày càng được cải tiến, mở rộng và nâng cao. Những quan điểm, đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng được tổ chức tuyên truyền sâu, có hệ thống trên báo trong những đợt tuyên truyền tậ trung, dài hơn, có hiệu quả. Chuyên mục văn hóa văn nghệ trên báo hàng ngày buổi sáng và buổi chiều phản ánh nhanh những sự kiện thời sự văn hóa văn nghệ nóng hổi, những thông tin văn hóa nghệ thuật trong nước và quốc tế. Số đặc biệt về văn hóa văn nghệ ra ngày chủ nhật hàng tuần, và phần văn hóa văn nghệ trong chuyên san Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy đi sâu tập trung vào những vấn đề xã hội và chuyên môn của nghệ thuật, tất cả đã hình thành nên hệ thống tuyên truyền về văn hóa văn nghệ thuật riêng của Sài Gòn Giải Phóng, tạo nên một diện mạo không thể thiếu được trong gương mặt chung của báo chí thành phố và cả nước.
- Những thành tựu đã đạt được.
- Bàn về đường lối chính sách của Đảng, đồng chí Trường chinh đã viết: Đó là: “ những vấn đề trung tâm của cuộc sống, những vấn đề đang lôi cuốn và thúc đẩy haqngj tiệu con người ra hoạt động, làm cho xã hội tiến lên”.
Dựa trên nền tảng tinh thần và chủ nghĩa Mác – Lênin đường lối văn nghệ của Đảng vừa đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của đời sống, vừa là định hướng chiến lược cơ bản cho sự nghiệp xây dựng, củng cố và không ngừng tăng cường nền tảng tinh thần xã hội trên con đường phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Nhận thức sâu sắc điều này, Ban biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng đã chủ trương tuyên truyền sâu sắc, căn cơ các quan điểm văn hóa văn nghệ cùng lúc với các quan điểm văn hóa văn nghệ cùng lúc với các quan điểm chính trị kinh tế, xã hội của Đảng. Ngay từ những ngày đầu ra mắt độc giả Sài Gòn , bên cạnh những vấn đề ngổn ngang của đất nước và thành phố, nhiều vấn đề quan điểm văn nghệ của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh đã được đặt ra. Những quan điểm: văn hóa văn nghệ là mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ; văn nghệ sĩ phải phục vụ chính trị, phục vụ dân tộc, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân; văn nghệ là một bộ phận trong sự nghiệp cách mạnh, phải phản ánh chân thực cuộc sống; tính dân tộc và tính kế thừa trong văn hóa văn nghệ… đã góp phần vào việc phổ biến các tư tưởng văn hóa của Đảng trong toàn xã hội, từng bước giúp các trí thức văn hóa nghệ thuật cũ khắc phục các quan điểm tư sản, bước đầu giải quyết vấn đề đôi mắt từng làm day dứt, bao nhiêu thế hệ nghệ sĩ. Đề tài này đã thu hút sự tham gia trí tuệ của nhiều trí thức, xã hội chủ nghĩa, các nhà lý luận phê bình văn nghệ, các nhà cách mạng như Trần Văn Giàu, Vũ Khiêu, Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ, Hà Huy Giáp, Trần Bạch Đằng… nhận thức mới của các trí thức, nghệ sĩ cũ: Lý Chánh Trung Sơn Nam, Kim Cương, Thanh Nga, Ngọc Linh… đặc biệt là sau các đợt học tập trung các quan điểm văn hóa văn nghệ cách mạng đã làm tăng tính thuyết phục của vấn đề tìm đường, nhận đường với các nghệ sĩ từng sống trong các đô thị Sài Gòn vốn ảnh hưởng rất nặng nề của văn hóa thực dân mới. Những quan điểm ấy được bổ sung sinh động hơn bằng các quan điểm sống và viết những tác phẩm và kinh nghiệm sáng tác của các văn nghệ sĩ cách mạng. Anh Đức, Phan Tứ, Thu Bồn, Giang Nam, Hoài Vũ, Viễn Phương, Bảo Định Giang, Huỳnh Phương Đông, Thanh Châu, Ngô Y Linh ( Nguyễn Vũ)…
Cụ thể hóa quan điểm văn hóa văn nghệ của Đảng ta, nghị quyết các đại hội Đảng, các nghị quyết chuyên đề của ban chấp hành Trung ương. Bộ Chính trị đã đề ra những đường lối, chính sách văn hóa, văn nghệ phù hợp với những đòi hỏi của từng giai đoạn cách mạng. Những nghị quyết này, không chỉ khẳng định tính đúng đắn của quan điểm văn nghệ của Đảng mà còn vạch phương hướng phát triển văn hóa văn nghệ trước tình hình cách mạng mới của đất nước. Tuyên truyền cho các nghị quyết, suy cho đến cùng là tuyên truyền quan điểm về hướng đi và đích đến của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Lênin vĩ đại đã từng nói: Báo chí là người tuyên truyền tập thể, giáo dục tập thể; tổ chức tập thể. Tuyên truyền nghị quyết Đảng của Báo Sài Gòn Giải Phóng cũng được đặt ra trên cơ sở nhiệm vụ như vậy. Cốt lõi của tuyên truyền là đi sâu vào cơ sở khoa học và cách mạng của quan điểm văn nghệ trong các nghị quyết, sức lan tỏa của nó trong đời sống và tác động của nó đối với việc xây dựng nền văn hóa nghệ thuật cách mạng Việt Nam.
Con đường đi đến các nghị quyết là coin đường suy nghĩ và sáng tạo. Suy nghĩ và sáng tạo trên cơ sở tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng nước ta. Con đường từ nghị quyết này đến nghị quyết khác cũng là sự suy nghĩ và sáng tạo. Tinh thần ấy thể hiện sâu sắc hơn cả trong những quan điểm văn nghệ từ Nghị quyết Đại hội 4, 5 đến Đại hội 6 – Đại hội đổi mới toàn diện của Đảng ta. Đi theo hướng đó, Basoo Sài Gòn Giải Phóng đã tập trung tuyên truyền những sáng tạo mới trong Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị khóa 6. Vấn đề cởi chói cho văn nghệ mà thực ra là nhận thức lại vấn đề tự do sáng tạo trong quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đã thu hút sự quan tâm đông đảo của các nhà lý luận phê bình, các văn nghệ sĩ và cả các công chúng yêu mến, gắn bó với nghệ thuật. Những khởi sắc trong hoạt động văn hóa văn nghệ sau Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị và cả những lệch lạc mới nảy sinh khi đất nước bước vào thời kỳ thị trường đã được kịp thời phản ánh và uốn nắn. Đặc biệt các nghị quyết Đại hội 7, Đại hội 8 các Nghị quyết Trung ương 4 khóa 7 và Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8, Nghị quyết Trung ương 10 khóa 9, với quan điểm mới về sự phát triển xã hội đã được tập trung tuyên truyền dài hơi trên báo với các tiêu đề Hưởng ứng nghị quyết và đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Những bài viết ở nhiều giác độ khác nhau: quan điểm nhận thức, tình cảm, thực tiễn đã góp phần làm sáng tỏ đường lối phát triển văn hóa của Đảng ta, phả hơi ấm của cuộc sống vào lý luận. Và, cùng với các công cụ tư tưởng khác của Đảng, các phương tiện thông tin đại chúng, Báo Sài Gòn Giải Phóng hy vọng đóng góp phần công sức nhỏ bé của mình vào nhiệm vụ hết sức trọng đại và vẻ vang. Biến các nghị quyết văn hóa văn nghệ của Đảng thành những tư tưởng, tình cảm mới, những hành động mới, thành sức mạnh vật chất của nhân dân để xây dựng thành công nền văn hóa mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.2. Trong phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa 8, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhấn mạnh: “ Văn hóa là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng con người mới, xã hội mới”. “ Đảng ta luôn luôn khẳng định văn hóa là một mặt trận, cách mạng tư tưởng văn hóa là một trong ba cuộc cách mạng tiến hành đồng thời trong cách mạng xã hội chủ nghĩa” ( Sách đã dẫn. T13). Trước đó, trong nhiều văn kiện các Đại hội, Đảng ta đã vạch rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cách mạng tư tưởng văn hóa của nước ta là xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.
Ra đời sau những ngày sôi động của cách mạng, kết thúc thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Báo Sài Gòn Giải Phóng có thể ý thức đặc biệt trong việc tuyên truyền cho việc xây dựng con người mới, nền văn hóa mới. Trong điều kiện một thành phố vừa giải phóng còn đầy rẫy nọc độc văn hóa cũ, nhiệm vụ vụ ấy càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chủ nghĩa xã hội không thể ra đời một cách tự phát và phải do kết quả hoạt động tự giác của mỗi con người. Mỗi con người quyết tâm phấn đấu cho sự thắng lợi hoàn toàn và triệt để của chủ nghĩa xã hội, mở đường để xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh. Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Mục tiêu tuyên truyền được đặt ra là: Đưa nội dung con người mới, thành những chủ thể năng động, tích cực sáng tạo của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện mục tiêu trên là sự đóng góp của nhiều thể loại báo chí: nghiên cứu, xã luận, bình luận, phản ánh, ghi chép… nhiều chuyên mục như Người tốt việc tốt, Hoa 4 mùa, Chuyện thường ngày, Cái đẹp trong cuộc sống, Cái đẹp trong lao động, Nhịp cầu nhân ái…của báo đã thu hút được sự chú ý của dư luận và sự tham gia của đông đảo bạn đọc. Đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ, báo có nhiều bài viết về những tấm gương anh hùng, liệt sĩ, những chiến sĩ dũng cảm trong chiến đấu và lao động xây dựng; những con người đấu tranh tự vươn lên để hoàn thiện mình, trăn trở vì cuộc đời, tìm mọi lối mà đi lên, không sợ bất kỳ một trở lực nào. Bên cạnh đó, báo hết sức chú ý phát hiện cái mầm non, cái xu thế, cái trồi, cái nụ, cái bông hoa của chủ nghĩa xã hội trong cuộc sống và trong tâm hồn mỗi con người ( Phạm Văn Đồng). Từ những bài báo mamg tính lý luận: Thế nào là con người mới, tiêu chuẩn và tính tất yếu của con người mới, tiêu chuẩn và tính tất yếu của con người mới, làm thế nào để phát huy nguồn lực con người, đến những bài báo giàu tính thực tiễn phản ánh chân thực những điển hình, trong đó có cả những con người đang rũ bùn của quá khứ để đứng dậy, những vận lộn đau đớn để lột xác, để hoàn lương… trên thực tế đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa của Đảng.
Nhưng xây dựng con người mới không thể bắt đầu từ hư vô. Con người xã hội chủ nghĩa chỉ có thể phát triển trong môi trường của một nền văn hóa mới. Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 xác định tính chất của nền văn hóa Việt Nam là dân tộc, khoa học, đại chúng. Nghị quyết Trung ương 5 khẳng định “ Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Trên cơ sở những quan điểm văn hóa của Đảng, Báo Sài Gòn Giải Phóng coi nhiệm vụ tuyên truyền cho việc xây dựng nền văn hóa mới là một nhiệm vụ chiến lược trọng yếu với sự tham gia của nhiều nhà văn hóa, chính trị có tên tuổi. Những vấn đề về truyền thông yêu nước, tiếp thu di sản, hệ tư tưởng của văn hóa Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc… được tuyên truyền hệ thống, thường xuyên trên các ấn phẩm Sài Gòn Giải Phóng hàng ngày, Sài Gòn Giải Phóng Thứ bảy… đã được phản ánh, phân tích sâu sắc hơn, nhuần nhuyễn hơn với đợt tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 5. Nhiều cuộc hội thảo của báo về bảo vệ bẳn sắc văn hóa dân tộc, phát huy di sản được các cấp có thẩm quyền và quần chúng quan tâm. Bên cạnh những bài nghiên cứu, trao đổi về các vấn đề tư tưởng đạo đức, lối sống, việc xây dựng những phong tục tập quán, nếp sống mới phù hợp với chủ nghĩa xã hội cũng được quan tâm. Quán triệt tư tưởng của Đại hội 4 xây dựng nếp sống văn minh, trật tự, vui tươi, lành mạnh trong xã hội, đưa cái đẹp vào đời sống hàng ngày và ý kiến của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn ‘ Xây đắp nền văn hóa mới là một quá trình vun đắp những tư tưởng đúng, những tình cảm lành mạnh, những phong tục tập quán tốt đẹp”, Báo đã thực hiện những chủ đề tuyên truyền thường xuyên về vấn đề này. Khẳng định những thành quả của trật tự mới, lối sống mới, chú ý ddi sâu cổ vũ những phong tục tập quán, thói quen phù hợp với quy mô sản xuất mới, với nếp sống công nghiệp hiện đại. Giáo dục nếp sống văn minh, lịch sự, nâng cao đời sống tinh thần có văn hóa trong gia đình, ngoài xã hội, góp phần làm cho quan hệ đối xử giữa người và người thấm nhuần lẽ sống tốt đẹp trong đạo lý dân tộc thương người như thể thương thân, mình vì mọi người mọi người vì mình. Đồng thời, đấu tranh loại bỏ những tác phong, phong tục tập quán nếp sống của các giai cấp bóc lột, của xã hội cũ, những thói quen gắn liền với nền sản xuất nhỏ. Bên cạnh hướng tuyên truyền này, phát huy lợi thế của một thành phố năng động, có nhiều phong trào quần chúng, báo đã đặc biệt phản ánh sâu sắc các phong trào vừa có ý nghĩa xã hội, vừa có ý nghĩa văn hóa đạo đức như uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, nếp sống văn minh gia đình văn hóa, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, nhà tình nghĩa nhà tình thương, thanh niên lập nghiệp bảo vệ Tổ quốc, lá lành đùm lá rách… và mới đây là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa như Nghị quyết T. Ư 5 đề ra.
1.3. Đánh giá về thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nghị quyế Đại hội lần thứ 4 của Đảng đã khẳng định: “ Đó không chỉ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn mà còn là thắng lợi của chính sách văn hóa của Đảng”.
Nhưng cũng không thể không thừa nhận rằng, bước vào giai đoạn mới của cách mạng, chủ nghĩa thực dân mới đã để lại trên đất nước ta những hậu quả nặng nề về nhiều mặt, nhất là những hậu quả về mặt xã hội, văn hóa tư tưởng. Có những hậu quả không thể thanh toán trong vòng 5 năm, 10 năm mà phải cả một thế hệ. Là một tờ báo Đảng đứng ở trung tâm hang ooro của chủ nghĩa thực dân mới, nhiệm vụ đấu tranh xóa bỏ những tàn dư của văn hóa thực dân mới đặt ra với báo Sài Gòn Giải Phóng nặng nề hơn với bất cứ tờ báo nào. Đó là cuộc đấu tranh nằm trong cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa, đồng thời nằm trong toàn bộ cuốc đấu tranh ai thắng ai giữa hai con đường dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Không dừng ở mức phân tích lý luận, báo còn đi sâu phê phán những biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới như chủ nghĩa cá nhân cực đoan, không tin ở sức mạnh của dân tộc, hoàn nghi về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, mơ hồ đối với kể thù dân tộc, nuối tiếc quá khứ nô lệ tự nguyện, cùng với ham muốn trở lại lối sống tiêu thụ của một xã hội phồn vinh, giả tạo, một lối sống chụp giật, sa đọa.. đang đeo bám dai dẳng một bộ phận nhỏ nhân dân. Những bài nghiên cứu nhận mặt chủ nghĩa thực dân mới, những nọc độc của văn nghệ thực dân mới của các nhà nghiên cứu Hoàng Trinh, Trần Trọng Đăng Đàn, Lữ Phương… những bài điều tra, phóng sự của các nhà báo Lửa Mới, Hoàng Quân, Trần Quang Thịnh… là những đóng góp cần thiết và bổ ích vào cuộc đấu tranh chung. Trong cuộc đấu tranh này, báo đã huy động được sức mạnh thống nhất đoàn kết của các nhà nghiên cứu, lý luận, hoạt động thực tiễn, các nghệ sĩ, đặc biệt trong việc mổ xẻ nền nghệ thuật thực dân mới, phê phán thứ nghệ thuật phản trí tuệ, phản khoa học, thứ nghệ thuật kích động hoặc ru ngủ, những trò chơi và giải trí quay cuồng trong một xã hội tiêu thụ; thứ nghệ thuật phi tư tưởng văn hóa; mục tiêu tuyên truyền đồng thời nhằm làm nổi bật lên tính ưu việt của nghệ thuật cách mạng; nghệ thuật phục vụ chính trị, phục vụ cuộc sống vui tươi của con người, nghệ thuật giúp mở mang trí tuệ và tình cảm. Và, đi cùng với việc phát huy truyền thống đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc của đồng bào các đô thị miền Nam trong chế độ cũ, báo đã hết sức khẳng định những thành tựu trong cuộc đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa thực dân mới. Cổ vũ phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng là những nhân tố mới trong nền văn nghệ cách mạng, những thành công trong cải tạo văn hóa đang diễn ra trong đời sống sôi động của nhân dân.. Cuộc đấu tranh trên thực tế chỉ có thể thành công trọn vẹn nếu đi cùng với đấu tranh chống những tàn dư văn hóa tư sản, tàn dư của văn hóa phong kiến. Nội dung tuyên truyền này đã được tiến hành triệt để, thường xuyên, gắn liền với việc tuyên truyền về công cuộc cải tạo hoàn toàn diện xã hội, xây dựng một xã hội mới về chất, loại trừ mảnh đất thuận lợi để mọi mầm mống và tàn dư cũ có điều kiện sống lại, tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng nền văn hóa mới.
Đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa cũ là cuộc đấu tranh toàn diện, đồng bộ, khẩn trương. Đó là một bộ phận của cách mạng tư tưởng văn hóa do toàn dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy nó đòi hỏi phải phát động quần chúng , thực hiện quyền làm chủ của nhân sân về văn hóa tạo nên những phong trào cách mạng rộng rãi. Nó đòi hỏi cải tạo phải đi đôi với xây dựng và xây dựng là chủ yếu. Gắn chặt với cuộc sống thực tiễn sinh động của nhân dân thành phố và những hoạt động đấu tranh sáng tạo không ngừng của trí thức văn nghệ sĩ, của quần chúng; những vấn đề đã nêu ra được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong nhiều bài viết về văn. hóa văn nghệ. Trong điều kiện ngày nay, khi đất nước đi vào nền kinh tế thị trường. Vấn đề cải tạo và xây dựng trong văn hóa không những không nhạt đi ý nghĩa thời sự mà lại nảy sinh những mâu thuẫn mới hết sức gay gắt đòi hỏi sự nỗ lực mới của toàn Đảng, toàn dân. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, với vai trò của một tờ báo Đảng, báo Sài Gòn Giải Phóng đang tiếp tục nội dung tuyên truyền trên với một tinh thần mới và những phương thức mới, thực hiện lời kêu gọi của Đảng: “ Phát huy sức mạnh văn hóa Việt Nam, nêu cao ý trí tự lực, tự cường và bản lĩnh tiếp thu những tinh hoa của thế giới, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ra sức phấn đấu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và nhận thức và hành động góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.”
1.4 Tuyên truyền cho sự phát triển của nền nghệ thuật cách mạng xã hội chủ nghĩa là vấn đề trọng tâm trong nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa văn nghệ của báo Sài Gòn Giải Phóng. Hơn ở đâu hết, khu vực này đã thực sự thu hút được nhiều trí tuệ, tài năng văn nghệ sĩ, những nhà lý luận phê bình và công chúng nghệ thuật của thành phố và cả nước. Với chuyên mục văn hóa văn nghệ hàng ngày, số đặc biệt văn hóa văn nghệ chủ nhật, mục văn hóa nghệ thuật trên báo Sài Gòn Giải Phóng Thứ bảy, nội dung tuyên truyền về văn học nghệ thuật của báo được đánh giá là khá phong phú với tiếng nói chuẩn mực, chính xác và có trọng lượng, được sự tin cậy của bạn đọc và giới chuyên môn. Rất nhiều sự kiện văn học nghệ thuật được dư luận chờ đợi tiếng nói của Sài Gòn Giải Phóng như tiếng nói của một trọng tài: Một vấn đề đang có ý kiến tranh cãi khác nhau, một biểu hiện lệch lạc trong sáng tác, một tìm tòi mới về nghệ thuật. Nhiều vấn đề lý luận sáng tạo nghệ thuật và thực hiện sáng tác trên báo được nâng cao uy tín nhờ ngòi bút sắc sảo của các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi và được kính trọng: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ, Lê Chí Viễn, Trần Thanh Đạm, Mai Quốc Liên… Những vấn đề như nghệ thuật và vấn đề phản ánh cuộc sống mới, nhân vật tích cực từ cuộc sống đến văn học, hiện thực cách mạng và sáng tạo nghệ thuật, hiểu biết khám phá sáng tạo, kế thừa và tiếp thu di sản, cải tạo và xây dựng thị hiếu thẩm mỹ mới; những vấn đề trong lao động nhà văn… trong các mục nghiên cứu, trao đổi, vấn đề văn nghệ hôm nay, gặp gỡ cuối tuần và các mục không thường xuyên khác đã tạo điều kiện và không khí dân chủ cho sự giao lưu nghệ thuật, nâng cao nhận thức đúng đắn cho cả giới nghệ sĩ và công chúng về nền nghệ thuật mới. Vấn đề càng trở nên thuyết phục hơn khi các nghệ sĩ xung trận với những bài viết về kinh nghiệm thâm nhập thực tế, kinh nghiệm sáng tác, những tâm sự nghề nghiệp. Đội ngũ nghệ sĩ xuất hiện trên báo được ghi nhận ngày càng dài hơn: Từ các nghệ sĩ cách mạng như Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Viễn Phương, Đinh Quang Nhã, Lê Văn Thảo, Chim Trắng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Diệp Minh Tuyền, Đào Mộng Long, Nguyệt Ánh, Đức Trung, Diệp Minh Châu, Trà Giang… đến các nghệ sĩ từ chế độ cũ như Phùng Há, Ba Vân, Bạch Tuyết, Trịnh Công Sơn và các nghệ sĩ trẻ ra đời từ cách mạng như Hồng Vân, Thành Lộc, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Đông Thức… Những tiếng nói thẳng thắn, rõ ràng về tính Đảng trong sáng tạo nghệ thuật, tính Đảng và vấn đề tự do sáng tác, ý thức trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ… không chỉ củng cố những nhận thức về vai trò nghệ thuật trong đời sống cách mạng mà còn mở ra những dự cảm về một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên nghệ thuật đấu tranh cho sự giải phóng triệt để và toàn diện của con người, cho một sự sáng tạo cao cả vì chủ nghĩa xã hội, vì sự phát triển và vì những con người phát triển hoàn chỉnh như ước mơ của nhân loại hàng chục thế kỷ. Cổ vũ văn học nghệ thuật đi vào mũi nhọn đời sống gắn bó với nhân dân, một chủ đề tuyên truyền mà báo nhắm tới là khẳng định, khích lệ tinh thần phục hưng, đổi mới thường trực của nghệ thuật; văn nghệ sĩ luôn học hỏi để khắc phục sự trì trệ của nền nghệ thuật quan liêu, xa cách đời sống, quyết tâm đi tiên phong trong việc giải phóng nghệ thuật, đưa nghệ thuật đến những chân trời sáng tạo mới, nâng niu những thiên hướng, những sáng kiến cá nhân, những suy nghĩ tưởng tượng, nuôi dưỡng và tiếp sức mạnh cho những hoài bão nghệ thuật, cho tinh thần tự tôn nghệ thuật lành mạnh, trong sáng theo tinh thần của Lênin; biến lý tưởng ý thức tư tưởng thành sự thôi thúc từ bên trong cho công việc khám phá và sáng tạo.
Đất nước ta đang đứng trước một quá trình cách mạng phong phú và sôi động. Đó là quá trình cách mạng toàn diện, liên tục, vô cùng sâu sắc và triệt để, là quá trình xóa bỏ cái cũ và xây dựng cái mới, cái tiến bộ. Cuộc cách mạng vĩ đại ấy là cuộc sống vô cùng đa diện, phức tạp, đầy biến động, mang trong nó bao nhiêu vấn đề tầm cỡ quyết định số phận hàng triệu con người.. Nhìn từ góc độ mỹ học đối tượng ấy chính là sự cụ thể hóa những nét thẩm mỹ nổi bật, sâu đậm trong cuộc sống dân tộc. Những quan hệ xã hội tốt đẹp, những con người với những thành tựu trong lao động sáng tạo đã tạo ra sức hút đặc biệt đối với những rung động thẩm mỹ, những con người hiếm hoi mà Tsécnưsépxki gọi là chất tinh của trà, hương thơm của loại rượu vang quý đang xuất hiện ngày càng đông. Chính tầm vóc, mức độ đông đặc của hiện thực đã làm nên bộ mặt tinh thần của thời đại. Khắc họa bộ mặt con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh mới của dân tộc là một hoạt động khám phá, sáng tạo nhằm thâm nhập vào những bí mật thẩm mỹ của đời sống, phát hiện ra những vấn đề có sức chi phối hành triệu người trong giai đoạn mới của cách mạng. Đó là thời cơ bằng vàng đối với những người sáng tạo nghệ thuật. Tổ chức tuyên truyền sâu sắc về thời cơ lịch sử này và những vấn đề mới đặt ra đối với văn nghệ, những yêu cầu về chất lượng mới đối với sáng tác, đang tiếp tục là nhiệm vụ hết sức quan trọng của báo chí cách mạng trong đó có báo Sài Gòn Giải Phóng.
Đánh giá về những thành tựu văn nghệ của chúng ta, báo cáo chính trị tại Đại hội 4 khẳng định: Mấy chục năm qua, về cơ bản chúng ta đã xây dựng được một nền văn học xã hội chủ nghĩa mang bản sắc dân tộc khá phong phú, tác động khá sâu sắc vào đời sống tinh thần và tình cảm của nhân dân. Với những thành tựu đã đạt được chủ yếu trong việc phản ánh hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, văn học, nghệ thuật nước ta xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của nền văn học, nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay.
Những thành tựu đó là kết quả của đường lối văn nghệ của Đảng ta và năng lực sáng tạo to lớn của nhân dân ta. Khẳng định những quan điểm văn nghệ của Đảng, do vậy phải đi đôi với việc khẳng định những thành quả trong sáng tác nghệ thuật. Những bài nghiên cứu đánh giá có tính hệ thống về văn nghệ xã hội chủ nghĩa, văn nghệ giải phóng miền Nam, văn nghệ chống Mỹ, văn nghệ yêu nước các đô thị miền Nam… xuất hiện trên báo đã giúp bạn đọc hình dung ra gương mặt toàn cảnh của nền văn hóa cách mạng Việt Nam. Bổ sung cho những nhận định này là mục phê bình giới thiệu bình luận nhiều tác phẩm cách mạng tiêu biểu của các nhà văn: Nguyễn Đình Thi, Anh Đức, Thu Bồn, Nguyên Ngọc, Phan Tứ, Lê Văn Thảo, Trang Thế Hy, Trần Hiếu Minh, Nguyễn Khải, Nguyễn Vũ, Lê Giang, Hoài Anh… Các nhà nghệ sĩ tạo hình: Diệp Minh Châu, Lê Lam, Nguyễn Gia Trí… Các nghệ sĩ nhiếp ảnh: Võ An Ninh, Minh Trường, Minh Lộc, Lâm Tấn Tài… Đặc biệt, về âm nhạc, chương trình ca nhạc Dòng thời gian của báo được tổ chức hàng năm được in băng và làm sách, với những bài hát vượt thời gian, có thể coi là những cuộc tuyên dương tác phẩm của các nhạc sĩ từ Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Thương, Trần Hoàn, Tô Vũ, Nguyễn Văn Tý, Phan Huỳnh Điểu, Lư Nhất Vũ đến Thanh Tùng, Phú Quang, Trần Tiến…. được dư luận rất hoan nghênh.
Khẳng định những giá trị trong nghệ thuật, báo Sài Gòn Giải Phóng cũng đặc biệt chú ý cổ vũ những tìm tòi sáng tạo mới, những sự kiện văn nghệ có vấn đề, những khám phá mới trong sáng tác cả về nội dung và nghệ thuật; có mặt đúng lúc ở những điểm nóng của văn nghệ quý trọng và nâng niu các tài năng. Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật đi vào mũi nhọn của cuộc sống, phản ánh những vấn đề gai góc của cuộc cách mạng như Đứng trước biển, Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Tôi và Chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận của Lưu Quang Vũ, Bao giờ cho đến tháng mười của Đặng Nhật Minh, Vùng gió xoáy của Nguyễn Hồm, Hà Nội trong mắt ai của Trần Văn Thủy… đã được thẩm định kịp thời với các bài viết đầy trách nhiệm và tâm huyết. Khẳng định tác phẩm cũng là khẳng định ý thức trách nhiệm cao của các nghệ sĩ đối với cách mạng, đối với cuộc sống khẳng định những nỗ lực tự thử thách, tự thể nghiệm của họ trước hiện thực phong phú, sôi động đầy sức hấp dẫn nhưng cũng đầy những biến cố căng thẳng, mâu thuẫn và kịch tính trong cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiên tiến và cái lạc hậu. Những tác phẩm đó thể hiện tập trung nhất, đa dạng nhất sức sống và sức sáng tạo của nhân tộc mà người nghệ sĩ là một hồi quang. Khẳng định tác phẩm cũng có nghĩa là khẳng định bản lĩnh sáng tạo và thế giới quan mang tính đúng đắn trong quan điểm tự do sáng tác của Đảng, khuyến khích tìm tòi, thử nghiệp mọi phương pháp, mọi phong cách sáng tác vì mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh và bổ ích của nhân dân. Bên cạnh những bài giới thiệu phân tích đánh giá khách quan, những cuộc hội thảo bỏ túi về các tác phẩm mới, những cuộc trao đổi thân tình, những sự hỗ trợ tinh thần của Ban biên tập, càng tăng thêm lòng tin của anh chị em văn nghệ sĩ đối với tờ báo của Đảng về những vấn đề nghệ thuật mà nhiều người quan tâm.
Đứng chân ở vùng đất là một trong những trung tâm kinh tế và văn hóa của cả nước, với một nhiệm vụ hết sức nặng nề là cải tạo nền văn hóa cũ hết sức phức tạp thành nền văn hóa mới vì cả nước, cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội; báo Sài Gòn Giải Phóng hết sức trân trọng tính năng động, nhạy bén, linh hoạt của nhân dân thành phố trong cuộc đấu tranh xây dựng xã hội mới. Trong cuộc chạy đua tiếp xúc của nhiều thế này, cùng với các lớp đàn anh đi trước, đã xuất hiện một lớp nghệ sĩ trẻ táo bạo và giàu sức sáng tạo. Sáng tác của họ vừa mang những âm hưởng của cuộc sống mới vừa mang nét trong trẻo hồn nhiên của một thế hệ lớn lên trọn vẹn dưới chế độ cách mạng và có đóng góp đáng kể vào nền nghệ thuật mới. Đa số trong số họ, như Nguyễn Đông Thức, Nguyễn Nhật Ánh, Lê Thị Kim, Lý Lan, Việt Anh, Thành Lộc, Hoa Hạ, Trầm Hương… đề đã bước qua trang báo Sài Gòn Giải Phóng. Đến lượt mình, sức sống trẻ trung của họ cũng góp phần vào việc làm sinh động hơn những quan điểm văn nghệ của Đảng, khẳng định những tài năng trẻ, làm đa dạng thêm tiếng nói nghệ thuật trên báo. Trân trọng sáng tác và tiếng nói của lớp trẻ cũng là trân trọng sức đóng góp của đội ngũ kế thừa, những người trong tương lai sẽ là trụ cột của nền văn hóa dân tộc và đất nước.
Vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách khốc liệt cả trong chiến tranh và trong hòa bình, nền văn hóa nghệ thuật nước ta đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Sáng tác văn học nghệ thuật ngày càng dồi dào, chất lượng ngày càng được nâng cao. Mỗi người nghệ sĩ với vốn sống, trình độ chính trị của nghệ thuật dân tộc bằng sức sáng tạo độc đáo của chính mình. Những tác phẩm có giá trị đánh dấu những giai đoạn lớn của cách mạng được đông đảo quần chúng hoanh nghênh, có tiếng vang không chỉ trong nước mà cả ở ngoài nước.
Nhưng, cùng với những biến động dữ dội của tình hình thế giới, đặc biệt là sự sụp đổ của thế hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, có thể nói chưa bao giờ tình hình đất nước lại khó khăn đến vậy, đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng cũng đặt chúng ta trước những thử thách gay gắt. Đây là bước ngoặt lịch sử mãnh liệt quyết định sự chuyển biến sống còn của một đất nước. Quá trình này đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt xã hội nhưng cũng không tránh khỏi những hiện tượng trượt khỏi quỹ đạo. Nhiều hiện tượng tiêu cực đã xuất hiện và lan rộng. Ở nhiều lúc và nhiều nơi đã có sự đảo lộn phải trái, tốt xấu, đúng sai do cái tiêu cực gây ra.
Máu, nước mắt và mồ hôi của nhiều thế hệ đã đổ cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhưng từ giai đoạn đầu của chặng đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội những kẻ thù đủ loại vẫn đang có nguy cơ đe dọa những thành quả cách mạng mà chúng ta đã giành được. Sự tiến công từ nhiều phía của các lực lượng thù địch với chủ nghĩa xã hội. Những tàn dư của tư tưởng phong kiến vẫn còn phát huy tác dụng dưới bộ áo khoác nghiêm chỉnh của chuẩn mực đạo đức. Những suy nghĩ thiển cận và hạn hẹp của tư tưởng sản xuất nhỏ vẫn đang ngăn cản nhịp độ phát triển của nhiều lĩnh vực đời sống. Ảnh hưởng của những sai lầm trong mô hình chủ nghĩa xã hội khô cứng, bệnh bảo thủ quan liêu. Những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường…. tất cả đã tạo thành những khó khăn tổng hợp tác động thường xuyên vào cuộc sống, gây ra những tiêu cực không nhỏ.
Không tránh khỏi cuộc sống đầy biến động lớn lao của dân tộc, hiện thực thẩm mỹ vừa qua cũng chứa đầy tính đa dạng và phức tạp. Bên cạnh trào lưu tích cực của đời sống đang ảnh hưởng sâu đậm đến hiện thực thẩm mỹ, những khó khăn của bước chuyển mình cũng in dấu vết vào mọi yếu tố của quan hệ thẩm mỹ, tạo nên nhiều biểu hiện lệch lạc, không bình thường. Sự xuất hiện các hiện tượng tiêu cực trong các quan hệ xã hội ở các mức độ khác nhau đã tạo nên một hệ quả: mở rộng và củng cố những đối tượng thẩm mỹ phản diện như cái xấu, cái thấp hèn và tác động đến nhận thức, niềm tin của chủ thể thẩm mỹ vốn nhạy cảm nhưng thiếu chặt chẽ trong tư duy, làm nảy sinh các khả năng ngộ nhận về hiện thực thẩm mỹ. Choáng váng trước những hiện tượng tiêu cực, đau khổ rằn vặt trước những sự lan tỏa của cái xấu, nhiều thủ chế thẩm mỹ đã không thấy các nhân tố tích cực, quên đi vai trò chủ đạo của đối tượng trung tâm là cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật, sự nhận lầm này đã dẫn đến tình trạng mất phương hướng trong sáng tác, thẩm mỹ trối bỏ, phủ nhận quá khứ chạy chốn những vấn đề nóng hổi của cuộc sống, chọn lực những đề tài ăn khách nhưng vô thưởng vô phạt. Không thiếu những trường hợp nhận thức thẩm mỹ không vượt được ra khỏi sự vây bủa của cái xấu, cái thấp hèn, không phát hiện ra được những mâu thuẫn, những mặt đối lập trong quá trình phát triển của hiện tượng đẹp, xấu. Nhận thức thẩm mỹ, vì vậy rơi vào tình trạng trì trệ, dao động, thậm trí bế tắc. Đó là lý do khiến cho thị trường nghệ thuật xuất hiện những tác phẩm, phủ nhận quá khứ của dân tộc, phủ nhận chủ nghĩa xã hội, thổi phồng cái tiêu cực, cái xấu, nhìn cuộc sống một cách bi quan…
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề trên, từ sau Đại hội 6 của Đảng, đặc biệt là từ những năm 90, 91, một cuộc đấu tranh kiên trì đã được tiến hành trên mặt báo. . Với tinh thần mềm dẻo, thuyết phục, nhân văn, cuộc đấu tranh đã thu hút được sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình: Trần Thanh Đạm, Mai Quốc Liên, Hoàng Nhân, Phùng Quý Nhâm vào cuộc chống những biểu hiện lệch lạc quan trong quan điểm sáng tác văn nghệ. Nhiều vấn đề nguyên lý của chủ nghĩa Mác được đào sâu hơn. Nhiều vấn đề mới được mổ xẻ một cách nghiêm túc, thấu đáo, thuyết phục trên tinh thần dân chủ và xây dựng. Cùng với đội ngũ lý luận, những nghệ sĩ sáng tác càng làm phong phú hơn vấn đề nhận thức của những người làm công tác sáng tạo trước hiện thực mới của đất nước, trui rèn bản lĩnh của người nghệ sĩ. Có vấn đề tưởng như đã cũ: vấn đề tìm đường, nhận đường, vấn đề đôi mắt của người nghệ sĩ lại được đặt ra dưới ánh sáng tinh thần đổi mới của Đảng. Nhiều vấn đề lý luận như văn học có phản ánh hiện thực không? Sự lãnh đạo của Đảng có làm hạn chế tự do sáng tạo? Vai trò phê phán trong văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa? Được lật đi lật lại trên nhiều giác độ khác nhau của tư duy đổi mới. Những lệch lạc cụ thể trong sáng tác văn nghệ cũng được kịp thời rút kinh nghiệm. Báo đã tổ chức phê phán kịp thời nhiều tác phẩm nghệ thuật thương mại, chạy theo thị hiếu rẻ tiền của một bộ phận công chúng, phục vụ nhu cầu giải trí đơn thuần, cổ vũ bạo lực… mô phỏng một cách thô thiển nền nghệ thuật thương mại nước ngoài. Những hiện tượng văn học như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài cũng được phân tích thấu tình đạt lý dưới ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn và tư tưởng văn nghệ của Đảng. Đặc biệt, những bài phê bình về một tác phẩm như Sắp cưới của Đào Hiếu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Chuyện làng cuội của Lê Lựu… đã được dư luận trong giới văn học nghệ thuật và đông đảo quần chúng hoan nghênh.
Tuyên truyền cho sự phát triển của nền nghệ thuật cách mạng, một trong những vấn đề không thể quan tâm là phổ biến sáng tác mới. Trong khuôn khổ của một tờ báo chính trị, không có chức năng xuất bản sách nhưng Báo Sài Gòn Giải Phóng đã hết sức chú ý đến vấn đề này. Các mục truyện ngắn, ký, thơ, mỗi tuần một ca khúc, sáng tác trẻ, phóng sự ảnh, truyện dài nhiều kỳ trên báo Sài Gòn Giải Phóng hàng ngày và Tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ bảy nhiều năm qua đã giới thiệu một số lượng tác phẩm không nhỏ về nhiều thể loại cho công chúng nghệ thuật. Nhiều nghệ sĩ có tác phẩm đầu tay ở Sài Gòn Giải Phóng sau này đã thành danh. Không ít tác phẩm được ghi nhận là có chất lượng nghệ thuật. Với con số phát hành khá lớn, những tác phẩm phổ biến trên báo Sài Gòn Giải Phóng đến được với công chúng đông đảo hơn. Đó cũng là lý do đây là mảnh đất phổ biến tác phẩm được nhiều nghệ sĩ mong muốn. Trong điều kiện tình hình xuất bản sách văn nghệ ngày càng khó khăn và số lượng rất ít ỏi, báo chủ trương kiên trì duy trì là một trong những vị rí trung tâm phổ biến các sáng tác mới và coi đó là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp bách.
Góp thêm sức mạnh cho chủ trương trên; từ những năm qua báo Sài Gòn Giải Phóng đã mở nhiều cuộc thi sáng tác nhằm kích thích lao động sáng tạo của những người làm công tác văn học nghệ thuật với nhiều giải thưởng có giá trị. Các cuộc thi viết Kỷ niệm 10 năm giải phóng thành phố ( 1985), Đổi mới cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn ( 1989), Truyện ký Thành phố 300 năm ( 1988) các cuộc thi ảnh: Quê hương qua ống kính ( 1992 – 1996), Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay ( 1998), cuộc thi sáng tác ca khúc nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ( 2004), cuộc thi ký sự, phóng sự 30 năm thống nhất Tổ quốc, 60 năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 2005), cuộc thi sáng tác ca khúc sát về thành phố yêu thương ( 2007)… đã trở thành những sự kiện văn kiện văn nghệ được nhiều nghệ sĩ và công chúng yêu nghệ thuật quan tâm. Đông đảo các nghệ sĩ tham gia vào các cuộc thi này đã để lại nhiều tác phẩm có ấn tượng sâu đậm trong đời sống nghệ thuật. Những cuộc thi, dù ngắn, dù dài, không chỉ là nơi phổ biến tác phẩm của các nghệ sĩ mà thực sự tạo ra những động lực vật chất và tinh thần cho lao động sáng tạo vì sự phát triển của một nền nghệ thuật cách mạng Việt Nam.
Không thể có nền văn học nghệ thuật nếu không chú trọng khâu phổ biến tác phẩm. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, trong đề án về các chính sách phát triển văn học nghệ thuật cũng xác định “ chú trọng đầu tư cho sáng tác, phổ biến tác phẩm”. Đi theo hướng này, trong những năm tới, Báo Sài Gòn Giải Phóng sẽ mở ra những phương thức mới để có thể phổ biến nhiều hơn, rộng rãi hơn các tác phẩm văn nghệ của nền văn nghệ cách mạng đến với đông đảo quần chúng nhân dân.
- Những hạn chế cần phải vượt qua
Đánh giá về vai trò của báo chí thành phố, trong đó có báo Sài Gòn Giải Phóng trong công tác tư tưởng văn hóa, nghị quyết của Ban Thường vụ TP. Hồ Chí Minh về nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo chí 25 – 12 – 97 đã nhận định: Báo chí thành phố giữ vai trò quan trọng trong công tác tư tưởng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, nâng cao dân trí, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, góp phần tăng cường ổn định chính trị, tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội, mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với bạn bè thế giới.
Nhận định của Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đáng giá rất cao vai trò của báo chí trong đó có báo Sài Gòn Giải Phóng trong công tác tư tưởng văn hóa. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách nghiêm túc, bên cạnh những thành tựu đã sđạt được, tuyên truyền văn hóa văn nghệ trên báo Sài Gòn Giải Phóng đã bộc lộ những yếu kém cần phải khắc phục.
- Là một tờ báo chính trị hoạt động ở một trung tâm kinh tế và thương mại lớn nhất nước, Ban biên tập của trong từng thời kỳ khác nhau không tránh khỏi việc hướng nhiệm vụ chính trị kinh tế làm trọng tâm, chưa coi trọng việc tuyên truyền văn hóa văn nghệ. Nội dung văn hóa văn nghệ bị nội dung chính trị và kinh tế lấn át. Tuyên truyền văn hóa nghệ thuật, nhất là đường hướng để phát triển nền nghệ thuật đỉnh cao có lúc, có nơi chưa được coi là một chiến lược với cái nhìn tổng thể, khoa học, hệ thống. Do chưa nhận thức đầy đủ chức năng xã hội của văn hóa đối với quá trình phát triển xã hội, tuyên truyền văn hóa nghệ thuật còn lẻ mẻ, không tạo được ấn tượng và không phát huy hết vai trò sức mạnh của mình trong đời sống tinh thần người dân thành phố. Bộ phận văn hóa văn nghệ lúc thì nằm trong Ban Chính trị xã hội, lúc thì nằm trong Ban Khoa giáo xã, lúc tách ra thành văn hóa văn nghệ. Nhân sự vì thế cũng biến đổi theo. Đầu tư cả về trí tuệ và vật chất không được xem trọng. Nội dung tuyên truyền văn hóa văn nghệ, do vậy trên thực tế chỉ thật sự khởi sắc, căn cơ, cố định hướng từ sau Đại hội lần thứ 6 của Đảng, đặc biệt là từ năm 90, với sự củng cố tổ chức từ Ban văn hóa văn nghệ và đi cùng với nó là sự xuất hiện của tờ Tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ bảy và số đặc biệt về văn hóa văn nghệ ra chủ nhật hàng tuần.
- Để nội dung Chính trị và kinh tế lấn át văn nghệ, một trong những hạn chế của báo là chưa khắc họa được toàn diện gương mặt của văn hoá nghệ thuật thành phố và cả nước. Người đọc chưa thể thông qua những thông tin trên báo hình dung ra một cách sâu sắc diện mạo của những vấn đề văn hóa nghệ thuật được nhìn nhận một cách phiến diện, cắt chia khỏi các vấn đề kinh tế, do vậy chưa được lý giải minh chứng một cách thỏa đáng, khoa học. Nhiều vấn đề văn hóa, đặc biệt là những vấn đề lý luận văn học nghệ thuật được trình bày một cách giản đơn, chưa gắn với các vấn đề chính trị xã hội nên chưa tận dụng được sức mạnh tổng hợp của tuyên truyền. Đội ngũ những người làm công tác văn hóa văn nghệ chưa được chuẩn bị một cách bài bản và căn cơ, chưa tạo được sức hút cao đối với cộng tác viên từ nhiều nguồn, làm giảm khả năng tập hợp và sức mạnh tuyên truyền trên báo. Với cương vị là một tờ báo Đảng, nhưng báo chưa thực sự đóng vai trò trung tâm của sức thu hút, chưa hợp lực cùng các báo khác tạo thành quả đấm chiến lược trong mặt trận văn hóa tư tưởng, đặc biệt là trong việc đưa các đường lối, chính sách, nghị quyết văn hóa văn nghệ của Đảng đến đông đảo nhân dân.
- Có mặt kịp thời ở những điểm nóng của thời sự văn nghệ, đó là một thế mạnh của tờ báo. Nhưng ngay cả trong việc tuyên truyền khẳng định những thành tựu, lẫn đấu tranh để khắc phục những lệch lạc trong văn hóa văn nghệ, nội dung tuyên truyền được thể hiện không đồng đều do nhận thức của những người lãnh đạo công tác văn hóa ở từng thời kỳ có khác nhau. Trên mặt báo vẫn còn hiện tượng chiếm lĩnh thông tin không kịp thời. Nhiều sự kiện, vấn đề văn nghệ không được đào sâu đúng mức cần thiết. Vẫn còn tình trạng bỏ ngõ, tránh né những vấn đề gai góc, trong đó có những vấn đề bạn đọc đòi hỏi báo Đảng phải có tiếng nói chính thức.. Chưa kịp thời phát hiện và lý giải những vấn đề văn hóa lớn do cuộc sống đặt ra. Công tác tuyên truyền chậm đổi mới với cách thể hiện theo lối cũ: áp đặt, võ đoán, công thức, lối mòn, xa rời thực tiễn nên chưa tạo được sức thuyết phục cao đối với đông đảo công chúng. Nhiều quan điểm, đường lối chính sách văn hóa nghệ thuật của Đảng được tuyên truyền theo lối mệnh lệnh, quan liêu nên chưa biến thành một bộ phần của đời sống, một nhu cầu của văn hóa và đòi hỏi thực sự bức xúc của nhân dân. Chất lượng văn hóa báo chí, tính khoa học, tính thuyết phục trong phân tích, bình luận, phản ánh còn rất hạn chế. Trường hợp cá biệt còn có bài đấu tranh mang tính thiên tả, chụp mũ chính trị, thiếu tính xây dựng, làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết thống nhất của đội ngũ những người làm công tác văn hóa nghệ thuật
- Tích cực biểu dương những nhân tố mới, từ nhiều năm qua, báo Sài Gòn Giải Phóng đã có nỗ lực nhiều mặt trong việc phát hiện những nhân tố mới trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, nhiệm vụ này đã không được tiến hành đúng mức, đúng liều lượng và thực hiện thường xuyên. Những nét đẹp văn hóa, những nhân tố mới trong văn hóa nghệ thuật được tuyên truyền với dung lượng thấp hơn nhiều so với những điển hình trong kinh tế xã hội. Việc tuyên truyền xây dựng cuộc sống mới, con người mới còn khô cứng, sơ lược mang tính hình thức, thiếu sức sống vì vậy tác dụng nêu gương, tác dụng giáo dục chưa cao. Nội dung thể hiện đề tài vẫn còn nghèo nàn, không đa dạng, phương thức thể hiện kém sinh động có thể coi là nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng tuyên truyền những nhân tố mới trong văn hóa văn nghệ chưa đạt hiệu quả mong muốn. Nhiều điển hình sáng tạo trong nhân dân, đặc biệt là trong các phong trào hoạt động cách mạng có ý nghĩa chưa được phát hiện và phản ánh với đúng hiện thực sinh động của nó. Gương mặt hoạt động văn hóa nghệ thuật của quần chúng được thể hiện sơ lược chưa đáp ứng đòi hỏi cao về cuộc sống và phản ánh đúng vai trò sáng tạo văn hóa của nhân dân.
- NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU
Những thành tựu trong sự nghiệp tuyên truyền văn hóa nghệ thuật của báo Sài Gòn Giải Phóng chứng tỏ đường lối và các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đã và đang phát huy tác dụng tích cực, định hướng đúng đắn cho sự phát triển đời sống văn hóa, xã hội của đất nước. Thành tựu đó có phần đóng góp to lớn của sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, các văn nghệ sĩ, của các cơ quan hoạt động văn hóa và những nỗ lực chủ quan của cán bộ, phóng viên, biên tập viên văn hóa văn nghệ báo Sài Gòn Giải Phóng. Tuy nhiên, những mặt chưa làm được còn nhiều, đặc biệt là sức ì của cơ chế cũ. Nguyên nhân của những yếu kém đó có thể khái quát như sau:
3.1. Về khách quan: Những đường lối đúng đắn của Đảng về văn hóa văn nghệ chưa được triển khai có hiệu quả trong đời sống thực tiễn. Công tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức và lối sống của Đảng còn thiếu các biện pháp cần thiết cả về xây và chống! Chưa xây dựng được một chiến lược phát triển văn hóa hoàn chỉnh song song với phát triển kinh tế. Công tác quản lý còn chưa làm rõ những vấn đề liên quan đến văn hóa, đặc biệt là trong quá trình trao đổi mới, trong việc xác định những giá trị truyền thống cũng như những giá trị mới cần xây dựng, trong việc xử lý các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, văn hóa và chính trị, văn hóa văn nghệ, cho hoạt động tuyên truyền văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế… Mức đầu tư cho ngân sách văn hóa văn nghệ của báo chí còn thấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đãi ngộ cán bộ làm công tác văn hóa văn nghệ còn nhiều bất hợp lý. Trong đổi mới, do tập trung vào nhiệm vụ kinh tế, Đảng chưa đặt thật đúng vị trí của công tác văn hóa văn nghệ. Trong hoạt động kinh tế, chưa chú ý đến các yếu tố văn hóa, các yêu cầu phát triển văn hóa tương ứng. Xử lý những lệch lạc trong văn hóa văn nghệ còn hữu khuynh, buông lỏng, né tránh, không kịp thời.
3.2 Về chủ quan: Nhận thức của các Ban biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng trong từng giai đoạn về các vấn đề văn hóa văn nghệ không đều nhau. Cộng với quan niệm về vai trò của tờ báo chính trị, tính trung tâm về kinh tế và thương mại của thành phố khiến cho việc tuyên truyền văn hóa văn nghệ của tờ báo lúc mạnh, lúc yếu. Vẫn còn thiếu một cơ chế chính sách riêng đủ mạnh để thu hút đông đảo trí tuệ của đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ cả nước, đặc biệt là lực lượng trẻ, đối tượng chủ yếu của hoạt động văn hóa. Chưa tạo được phong trào quần chúng mạnh mẽ và rộng rãi tham gia vào việc tuyên truyền văn hóa nghệ thuật trên báo. Trong khi đó, trình độ của đội ngũ những người làm công tác văn hóa văn nghệ còn nhiều hạn chế, ít được cọ xát, giao lưu quốc tế.Cá biệt có những phóng viên thiết nhiệt huyết, thiếu bản lĩnh, tư duy xơ cứng, không có khả năng tập hợp quần chúng… chưa được kịp thời thay thế. Công tác tổ chức còn bị động, lúng túng nhất là trong việc xây dựng đội ngũ kế cận, thay thế dẫn đến sự hụt hẫng trong lực lượng, tạo ra những khoảng trống đáng tiếc khó có thể lấp đầy trong một vài năm trước mắt.
3.3 Ban biên tập báo trong nhiều thời kỳ chưa coi trọng đầu tư trí lực xây dựng một chiến lược dài hơn về vấn đề tuyên truyền văn hóa văn nghệ, trong đó có quy hoạch tổng thể về sự phát triển nội dung thông tin phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước theo hướng vừa nâng cao chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học, vừa từng bước hiện đại hóa quy trình công nghệ. Nội dung tuyên truyền chưa được thể hiệ trên cơ sở tính hệ thống, khoa học, hiệu quả. Đặc biệt là thiếu chiến lược phát huy nội lực, phát huy cao độ nguồn lực con người, khai thác tiềm năng sáng tạo của đội ngũ và một chiến lược đầu tư có chiều sâu.
3.4. Nội dung thông tin nghệ thuật trên báo chậm đổi mới theo phương châm vừa đúng, vừa hay để thu hút người xem người nghe thuộc nhiều đối tượng nhất là lớp trẻ, do Ban Biên tập phản ứng chậm trước yêu cầu về đổi mới thông tin. Kéo dài kiểu thông tin thời bao cấp nói lấy được, nói không cần người nghe; bệnh hành chính, quan liêu trong tuyên truyền. Việc đầu tư cho yêu cầu cải tiến các phương thức thể hiện, tăng tính hấp dẫn của tuyên truyền văn hóa nghệ thuật cũng chưa được chú ý đứng mức cần thiết. Trong một thời kỳ dài Ban Biên tập báo chưa quan tâm đến việc mở rộng, đa dạng hóa thông tin nghệ thuật, tạo điều kiện tăng các ấn phẩm về văn hóa văn nghệ để tạo thêm món ăn tinh thần cho quần chúng. Còn thiếu những sáng kiến cá nhân, kích thích các phóng viên, biên tập viên gắn bó với cơ sở, với thực tế lao động sản xuất. Đi liền với nó là những chính sách đầu tư hỗ trợ cho những tác giả có uy tín cao, những tài năng trẻ; các quỹ hỗ trợ tài chính cho hoạt động xã hội có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực, chưa phát huy được vai trò của tờ báo Đảng trong việc động viên sức người sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội góp phần vào sự nghiệp phát triển và tuyên truyền văn hóa nghệ thuật.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN VĂN HÓA VĂN NGHỆ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG.
- Phương hướng chung
Nghị quyết Trung ương 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 8 đã xác định phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là “ Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bồ đời sống xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ của con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Thấm nhuần những quan điểm chỉ đạo của Đảng coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc; phương hướng tuyên truyền văn hóa nghệ thuật trên báo Sài Gòn Giải Phóng trong thời kỳ mới đã được xác định như sau:
- Nắm vững quan điểm cơ bản chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, làm sáng tỏ quan điểm chăm lo cho văn hóa là chăm cho cho đời sống tinh thần của xã hội, chăm lo phần hồn của đất nước, của nhân dân. Xây dựng và phát triển kinh tế nhằm mục đích cuối cùng là vì văn hóa, vì sự công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hóa không chỉ là kết quả của kinh tế mà còn là động lực của sự phát triển kinh tế. Có chăm lo cho văn hóa thì kinh tế mới phát triển bền vững, xã hội mới ổn định, nhân dân mới hạnh phúc. Tìm những phương thức tuyên truyền phù hợp để đảm bảo cho những quan điểm đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của hoạt động xã hội trở thành nhận thức thường trực, biến bó thành các yếu tố nội sinh, thành động lực quan trọng để phát triển đất nước.
- Bảo vệ và phát huy nền tảng tư tưởng của Đảng, những giá trị văn hóa tốt đẹp, bền vững của dân tộc; lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, uống nước nhớ nguồn; ý chí quật cường quyết vượt qua khỏi mọi cam go, thách thức, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động; dân chủ đi đôi với kỷ cương; tinh thần hiếu học tự luyện thân; đức tính thẳng thắn, trung thực; lối sống thủy chung, nhân ái… góp phần khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, chuyển tải nó vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, hình thành dư luận xã hội lành mạnh, góp phần tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính trị và tình thần trong nhân dân. Tập trung phân tích, phê phán những biểu hiện tiêu cực, thái hóa xa rời các chuẩn mực giá trị trong tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống và các biểu hiện tiêu cực, lệch lạc, khác trong văn hóa xã hội.
1.3 Giáo dục chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế. Giữ gìn nâng cao bản sắc, văn hóa dân tộc đi đôi với tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đặc biệt chú ý tuyên truyền cho việc tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa bền vững đồng thời phê phán, loại bỏ những giá trị không phù hợp, đã lỗi thời. Tiếp thu những yếu tố nhân bản, hợp lý, khoa học, tiến bộ, những tinh hoa văn hóa dân tộc đi đôi với việc đấu tranh, chống sự đồng hóa. Tự lực, tự cường, không tự ti, tự mãn nhưng không đóng cửa. Hòa nhập mà không hòa tan. Tập trung tuyên truyền để làm sáng tỏ gương mặt của nền văn hóa Việt Nam hiện đại, phù hợp quy luật phát triển của lịch sử và sự tiến bộ của nhân loại, nền văn hóa tôn trọng con người, vì con người và cho con người.
1.4. Mở rộng thông tin tuyên truyền giới thiệu về nền văn hóa nghệ thuật dân tộc, những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ có tác dụng sâu sắc trong việc xây dựng con người. Khuyến khích những tác phẩm nghệ thuật tìm tòi, thể nghiệm cả về nội dung và phong cách sáng tạo vì mục tiêu đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích của công chúng. Kịp thời phê phán các tác phẩm và khuynh hướng sáng tác suy đồi, phi nhân tính, phản văn hóa. Cổ vũ các tác phẩm phản ánh hiện thực sinh động, chân thực và sâu sắc sự nghiệp của nhân dân trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc cũng như tái hiện lịch sử kiên cường bất khuất của dân tộc. Trong đó đặc biệt coi trọng công cuộc đổi mới, những nhân tố tích cực, những nhân vật tiêu biểu của thời đại, những tác phẩm cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên; phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn.
Tăng cường công tác lý luận phê bình trên mặt báo để định hướng dư luận xã hội trong phê bình nghệ thuật, nâng cao chất lượng và tăng cường tính xã hội của phê bình, lý luận để hoạt động này có thể thâm nhập đông đảo quần chúng, hướng công chúng, đặc biệt là lớp trẻ nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và trình độ thưởng thức nghệ thuật. Làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn vấn đề tự do sáng tác đi đôi với tự do phê bình, nâng cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ, trách nhiệm của tri thức. Đồng thời phát huy thế mạnh của tờ báo Đảng, tiếp tục đấu tranh chống các khuynh hướng sáng tác trái với đường lối văn nghệ của Đảng, xa lạ với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là các khuynh hướng; phủ nhận quá khứ của dân tộc, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng; xuyên tạc bóp méo sự thật, đối lập chính trị với văn nghệ; khuynh hướng thương mại hóa nghệ thuật…
Có phương thức phù hợp, tạo điều kiện để nhân tố có thể tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo và phê bình nghệ thuật, được hưởng thụ ngày càng nhiều những giá trị nghệ thuật cả trong và ngoài nước. Tuyên truyền và giới thiệu rộng rãi các hoạt động văn hóa quần chúng trong sự thống nhất đa dạng của các cộng đồng dân tộc, đặc biệt là hoạt động xã hội hóa văn hóa nhằm động viên nhân tài, vật lực của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội cho các hoạt động văn hóa đồng thời thu hút mọi tầng lớp nhân dân vào việc sáng tạo, phổ biến văn hóa.
1.5. Đẩy mạnh việc tuyên truyền cho nhiệm vụ xây dựng con người mới Việt Nam, coi đó là một nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu, vừa thể hiện nhận thức của Đảng ta về vai trò, chức năng của văn hóa đồng thời thể hiện sự chăm lo đến sự phát triển của con người trong xã hội mới. Đi đôi với việc cổ vũ, nêu gương những điển hình tiên tiến, làm rõ những đức tính của con người mới Việt Nam – vừa kế thừa những đức tính truyền thống vừa có những phẩm chất, năng lực phù hợp với giai đoạn cách mạng mới, đảm bảo vững vàng trong mọi tình thế và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Chú ý chất lượng tư tưởng, đạo đức và lối sống của con người mới mà chúng ta xây dựng. Đồng thơi quan tâm đến việc hình thành những chuẩn mực giá trị xã hội mới trong một môi trường văn hóa lành mạnh. Làm sâu sắc thêm và sinh động hơn các phong trào xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa mới, người tốt việc tốt, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, toàn dân xây dựng cuốc sống mới ở khu dân cư, thanh niên lập thân và lập nghiệp, các hoạt động khuyến học, khuyến thiện, khuyến tài… Đấu tranh kiên trỉ, bền bỉ chống các hũ tục cũ và mới, mê tín dị doan và các tệ nạn xã hội khác.
- NHỮNG GIẢI PHÁP LỚN
1.Đổi mới, nâng cao hiệu quả lãnh đạo
Với chức năng tác động nhanh chóng, rộng khắp, báo chí có vai trò hết sức quan trọng sự nghiệp phát triển văn hóa. Cùng với các phương tiện hoạt động khác trong hệ thống tư tưởng của Đảng, báo chí góp phần to lớn vào việc giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao dân trí, xây dựng các chuẩn mực đạo đức lối sống, trình độ và thị hiếu thẩm mỹ, bồi dưỡng nhân cách, làm phong phú thêm đời sống văn hóa xã hội, xây dựng con người mới Việt nam. Báo chí còn là vũ khí quan trọng trong cuộc đấu tranh chống những tàn dư văn hóa lạc hậu, những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, với tư tưởng, đạo đức, lối sống con người hiện đại, chống ảnh hưởng của văn hóa ngoại lại xa lạ với truyền thống văn hóa Việt Nam mà những thủ đoạn truyền bá văn hóa độc hại chống nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện mới của cách mạng, khi Đảng ta yêu cầu phải tăng cường sự lãnh đạo đối với văn hóa nghệ thuật, điều cấp thiết để nâng cao hiệu quả truyền thống văn hóa nghệ thuật trên báo Sài Gòn Giải Phóng là phải tăng cường và nâng tầm lãnh đạo của Ban lãnh đạo báo đối với công tác cự kỳ quan trọng này.
- Nhiệm vụ quan trọng trước tiên là làm cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý tuyên truyền văn hóa nghệ thuật có nhận thức đúng đắn về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa và vai trò của tuyên truyền văn hóa nghệ thuật trên báo, coi đó là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp văn hóa thể hiện khát vọng của nhân dân và cái chân, thiện mỹ. Xác định rõ vai trò của tuyên truyền văn hóa văn nghệ trong việc xây dựng nền văn hóa mới, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nắm vững tư tưởng của Bác Hồ và của Đảng ta, coi nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa ngang hàng với các lĩnh vực tuyên truyền chính trị, kinh tế, xã hội, gắn mục tiêu tuyên truyền văn hóa văn nghệ với các mục tiêu tuyên truyền khác, bảo đảm sự phối hợp nhuần nhuyễn, nhịp nhàng hiệu quả. Một mặt nâng cao chất lượng và sức mạnh tuyên truyền văn hóa văn nghệ, mặt khác nâng cao tính văn hóa trong tuyên truyền chính trị, kinh tế xã hội, quốc tế. Coi trọng cả việc xây dựng và đấu tranh trong tuyên truyền trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
- Tiếp tục các sinh hoạt chính trị bồi dưỡng nhận thức sâu sắc hơn về lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm đổi mới đường lối của Đảng ta và yêu cầu mới của cuộc cách mạng. Quan tâm thường ngày đến việc giáo dục lý tưởng đạo đức, lối sống đối với cán bộ, phóng viên, biên tập viên, trao rồi đạo đức người làm báo trên quan điểm tự do sáng tạo gắn liền với trách nhiệm xã hội, với chủ nghĩa nhân văn, hoạt động nghệ thuật không tách rời đường lối lãnh đạo của Đảng, tuân thủ pháp luật của Nhà nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Làm rõ tính cách mạng và tính khoa học của những quan điểm văn hóa văn nghệ của Đảng ta, những vấn đề cơ bản nhất của việc xây dựng nền văn hóa mới; về nền tảng tư tưởng của Đảng cũng như sự nghiệp cao cả của văn hóa văn nghệ của văn nghệ sĩ và những trí thức văn hóa chân chính; về tự do sáng tác; về phát huy truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; về khẳng định và phê phán trong văn học nghệ thuật, về tính toàn xã hội, tính xã hội hóa của sự nghiệp văn hóa văn nghệ… Và biến những quan điểm đó thành nhận thức máu thịt của cán bộ, phóng viên.
1.3. Kiên trì đường hướng tuyên truyền văn hóa văn nghệ của báo trong những năm trước mắt, trong đó có việc mở rộng, liên kết thông tin văn hóa văn nghệ với các cơ quan thông tin đại chúng khác để tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác tư tưởng, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, thuyết phục. Đổi mới phương thức lãnh đạo công tác tuyên truyền văn hóa văn nghệ trên nguyên tắc giữ vững định hướng tư tưởng và coi trọng tính tự chủ của cơ sở và vai trò sáng tạo của mỗi phóng viên, Đổi mới tư duy tuyên truyền văn hóa văn nghệ, đa dạng và mở rộng thông tin trên báo để thu hút sự tham gia ngày càng đông của văn nghệ sĩ, đội ngũ trí thức và công chúng yêu nghệ thuật, đặc biệt là lớp trẻ… cùng tham gia tuyên truyền văn nghệ trên báo. Hết sức coi trọng sự phối hợp với các quần chúng, các tổ chức văn hóa văn nghệ vào việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa trên cơ sở nắm chắc sự chỉ đạo thống nhất của Thành ủy để sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo.
1.4. Nắm chắc tình hình hoạt động trên các lĩnh vực tư tưởng và văn hóa. Kịp thời nắm bắt những đổi mới, những sự kiện văn hóa nghệ thuật có vấn đề, chỉ đạo kịp thời các nội dung tuyên truyền. Bên cạnh việc có kế hoạch tuyên truyền dài hơn về đường lối, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về văn hóa văn nghệ; hỗ trợ kịp thời chính sách của các cơ quan Nhà nước thể chế hóa các chủ trương của Đảng; khám phá, phát hiện, khẳng định những nhân tố mới. Đấu tranh với những xu hướng tiêu cực, lệch lạc. Giữ vững định hướng về chính trị, tư tưởng văn hóa, nhưng phải nhạy bén với cái mới, trân trọng những thể nghiệp, tìm tòi, sáng tạo. Triệt để chống thái độ quan liêu, cửa quyền, bảo thủ trong việc chỉ đạo tuyên truyền văn hóa văn nghệ. Có tinh thần thái độ thiện chí, xây dựng và giữ vững quan điểm nhân văn trong đấu tranh phê bình những lệch lạc trong văn hóa văn nghệ. Tuyệt đối chống lối ơhee phán đao to búa lớn, chụp mũ chính trị.
- Tăng cường công tác quản lý
2.1. Nâng cao chất lượng tuyên truyền văn hóa nghệ thuật trên báo Sài Gòn Giải Phóng bằng cách củng cố, hoàn thiện, cải tiến các trang mục trên mục văn hóa văn nghệ và trên Tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ bảy, Sài Gòn Giải Phóng 12 giờ. Xây dựng quy chế trách nhiệm, quyền hạn của Ban biên tập văn hóa văn nghệ, của phóng viên văn hóa văn nghệ, bổ sung xây dựng mới các quy chế và chế độ nhuận bút, chế độ cộng tác viên, thông tín viên khuyến khích đóng góp chất xám cho lao động sáng tạo trên báo. Có cơ chế để thu hút những tác giả có uy tín cao, những tài năng trẻ và chinh sách khuyến khích phóng viên, biên tập viên đi thực tế sáng tác, nhất là những nơi có điểm nóng, những mũi nhọn của cuộc sống. Củng cố, nâng cấp mối quan hệ mật thiết với các cơ quan văn hóa nghệ thuật ở các địa phương và Trung ương để trao đổi thông tin, phối hợp tuyên truyền, tổ chức các cuộc hội thảo về những vấn đề văn nghệ mà dư luận đang quan tâm. Mở rộng giao lưu quốc tế về văn hóa, trước hết là với một số tờ báo trong khu vực nhằm tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm tuyên truyền văn hóa văn nghệ của báo chí nước ngoài.
2.2. Mở rộng, tăng cường các kênh thông tin để tăng dung lượng tuyên truyền văn hóa văn nghệ và phổ biến tác phẩm trên báo phục vụ nhu cầu của đông đảo quần chúng. Trước mắt tăng một số mục mới về văn nghệ trên tất cả các ấn phẩm của báo, mở rộng trang văn hóa văn nghệ trên báo hàng ngày. Mở thêm các mục: Những tác phẩm sống mãi với thời gian, Tác phẩm và dư luận, Hậu trường văn hóa nghệ thuật trên Tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ bảy; các mục: Vấn đề văn nghệ trong tuần; Nhà văn và tác phẩm, Ý kiến và tranh luận, Sáng tác mới, Chân dung nghệ sĩ, Văn nghệ trẻ trong số đặc biệt về văn hóa văn nghệ ra ngày chủ nhật. Dành ½ trang báo hàng ngày cho việc tuyên truyền các vấn đề văn hóa văn nghệ với nhiều chuyên mục lý luận phê bình, đấu tranh quan điểm, định hướng và phổ biến sáng tác, thông tin kịp thời những hoạt động văn hóa văn nghệ trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng trang Tin sách để hướng dẫn dư luận, giúp bạn đọc tiếp cận thị trường sách đa dạng và phong phú một cách có chọn lọc. Tưng bừng nghiên cứu tiến tới thành lập Nhà xuất bản Báo Sài Gòn Giải Phóng. Những kênh thông tin đó sẽ góp phần tuyên truyền sâu hơn các quan điểm văn hóa văn nghệ của Đảng góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, thỏa mãn ngày càng tốt hơn thông tin và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tiếp tục duy trì và phát động thêm các cuộc thi với nội dung khẳng định mạnh mẽ những nhân tố mới, những giá trị lao động của con người trong sản xuất và chiến đấu, khắc phục những gì cản trở quá trình đi lên của đất nước, phê phán cái sai, lên án cái ác, cái xấu để hướng con người tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp: Thu hút sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Tiến tới, mở thường xuyên các cuộc thi thơ, truyện ngắn và ký, tiểu thuyết hàng năm. Xúc tiến chuẩn bị đề án xin phép thành lập Hãng phim, Trung tâm chế tác kịch bản truyền hình để đầu tư cho những tìm tòi, thể nghiệm, khám phá sáng tạo của các nhà văn, các nhà biên kịch nhằm góp phần thiết thực vào công cuộc chấn hưng điện ảnh dân tộc.
2.3. Nhận thức một cách sâu sắc quan điểm lãnh đạo của Đảng ta, phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ của Nhà nước, tập thể và các cá nhân theo đường lối của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, văn hóa văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội, báo Sài Gòn Giải Phóng từ nhiều năm qua đã coi trọng chính sách xã hội hóa nhằm động viên sức người sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa. Các chương trình ca nhạc Dòng thời gian. Giải thưởng Võ Trường Toản dành cho các nhà giáo tiêu biểu, quỹ Hỗ trợ Nguyễn Văn Hưởng dành cho các sinh viên ngành y, các bác sĩ đã thực hiện thu hút được sự quan tâm của dư luận và tiêu biểu cho sự đóng góp của xã hội vào các chương trình văn hóa có ý nghĩa. Đi theo hướng ngày, Báo Sài Gòn Giải Phóng đã huy động sự đóng góp của các tập thể, cá nhân, các đơn vị sản xuất, vận động thành lập quỹ Hỗ trợ tài năng nghệ thuật Việt Nam, quỹ hỗ trợ sáng tạo. Mục tiêu của những giải thưởng và các quỹ hỗ trợ là một mặt tăng sức đầu tư vật chất cho sáng tạo văn hóa nghệ thuật, khuyến khích tài năng, tạo thêm nguồn hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng tác phẩm, góp phần thực hiện chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa của Đảng. Mặt khác nâng cao uy tín của tờ báo Đảng, làm tăng thêm sức hấp dẫn của nội dung tuyên truyền văn hóa văn nghệ trên báo, đồng thời tăng khả năng tập hợp và sức thu hút đối với đông đảo văn nghệ sĩ và công chúng yêu nghệ thuật.
- Phát huy cao độ mọi nguồn lực
Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương khóa 7, lần đầu tiên, ra nghị quyết theo tinh thần đổi mới về phương hướng, mục tiêu, điều kiện, giải pháp thuộc một số lĩnh vực nhằm phát triển con người với tư cách vừa là động lực vừa là mục đích của một cuộc cách mạng. Phát biểu tại hội nghị này, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh: “ Đảng ta từng khẳng định con người là vốn quý nhất, chăm lo cho người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Song, cũng cần nhận rõ rằng những việc đã làm được còn thấp xa so với yêu cầu phát triển của đất nước và nguyện vọng của nhân dân. Chúng ta cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩ quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của các quốc gia.”.
Chăm lo phát huy nhân tố con người, 30 năm qua, Báo Sài Gòn Giải Phóng đã xây dựng được một đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị tốt, yêu nghề, năng động, tâm huyết với công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xưởng và lãnh đạo. Nhiều phóng viên, trong đó có phóng viên văn hóa văn nghệ, xông xáo, bám sát các hoạt động ở cơ sở, và trong đời sống quần chúng, phản ánh kịp thời, nhanh nhạy nhiều tình hình, vừa đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng cao của quần chúng vừa giúp ích cho công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước. Nhiều nhà báo không ngừng tự nỗ lực vươn lên, nâng cao tri thức và nắm bắt kinh nghiệm tiên tiến của hoạt động truyền thông hiện đại. Nhờ vậy, từ khi đổi mới đến nay, báo đã đạt được những thành tựu quan trọng, đầy khích lệ, vượt qua thử thách vừa giữ vững định hướng vừa đa dạng, phong phú sinh động. Nhưng bước vào thời kỳ mới, trong cuộc đấu tranh và cạnh tranh ngày càng quyết liệt về thông tin, đội ngũ những người làm báo của Báo Sài Gòn Giải Phóng cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập. Để giải quyết nhừng mâu thuẫn này, trong những năm trước mắt, Báo Sài Gòn Giải Phóng tiếp tục có những giải pháp nhằm phát huy mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ vào sự nghiệp cải tiến, đổi mới tờ báo.
3.1. Tiếp tục hiện đại hóa, thẩm mỹ hóa môi trường làm báo của cơ quan, tạo một không khí thi đua cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động nghề nghiệp; xây dựng lối sống ứng xử nhân ái, trong sáng, văn minh; thiết lập mối quan hệ dân chủ, công bằng, tiến bộ nhưng có kỷ cương trong cơ quan để tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao nhân cách, tự rèn luyện và tu dưỡng. Quan tâm đến nhu cầu vật chất tinh thần của người làm báo. Phối hợp với các tổ chức xã hội và các cơ quan chức năng đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, tiếp nhận thông tin, thưởng thức nghệ thuật và vui chơi giải trí của cán bộ, phóng viên, biên tập viên từ học tập tại chức, tham quan nghỉ mát, đến trao đổi văn hóa, trao đổi nghiên cứu ở nước ngoài. Đồng thời phát động phong trào từ thiện, lá lành đùm lá rách, hỗ trợ các chương trình xã hội, cứu giúp những người hoạn nạn, góp phần thực hiện chính sách xã hội của Đảng.
3.2. Củng cố hoàn thiện tổ chức bộ máy Ban biên tập văn hóa văn nghệ. Rà soát lại, nâng chất lượng cán bộ quản lý và các cán bộ đứng mục, đứng trang. Điều chỉnh, xác định rõ cơ cấu, chức năng nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của Ban văn hóa văn nghệ và các bộ phận trực thuộc theo cơ chế và nội dung tuyên truyền mới. Xem xét lựa chọn, bố trí các bộ đứng các trang, các mục. Xây dựng quy chế về mối quan hệ giữa các bộ phận này để bảo đảm sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả và không chồng chéo, lấn sân nhau. Củng cố tổ chức cộng tác viên, thông tín viên với hình thức các câu lạc bộ chuyên môn nghề nghiệp nhằm mục tiêu thu hút ngày càng cao trí tuệ của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và nhân dân ở mọi miền đất nước.
Có phương án nâng cao trình độ mọi mặt chuẩn bị hành trang cần thiết cho đội ngũ phóng viên làm công tác văn hóa văn nghệ vững bước vào thời kỳ mới hội nhập. Xem xét, bố trí hợp lý đội ngũ phóng viên hiện có theo sở trường và năng lực. Rà soát lại quy chế để tiêu chuẩn hóa đội ngũ phóng viên cả về bằng cấp, trình độ chính trị và chuyên môn. Xây dựng quy hoạch cán bộ phóng viên làm công tác văn hóa văn nghệ. Thực hiện chương trình đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ. Bổ sung kịp thời lực lượng trẻ đủ phẩm chất và năng lực để có thể thay thế các lớp đàn anh đảm đương nhiệm vụ chủ trốt trong tuyên truyền văn hóa văn nghệ cho những năm trước mắt và cho tương lai. Ban biên tập tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động của đội ngũ cán bộ phóng viên văn nghệ.
3.3. Tăng cường nguồn vốn đầu tư để từng bước hiện đại hóa và nâng cao cấp cơ sở kỹ thuật của các công nghệ làm báo ngang tầm trình độ làm báo của các nước trong khu vực ASEAN. Trang bị thêm các máy in hiện đại nhất để nâng cao chất lượng in ấn các sản phẩm của tờ báo và phục vụ nhu cầu thị trường các sản phẩm in ấn chất lượng cao. Nâng cấp và đầu tư hệ thống chế bản mới để phục vụ đòi hỏi cao của công tác xuất bản, rút ngắn thời gian làm báo. Trang bị thêm đồng bộ hệ thống vi tính, tiến tới thực hiện nói mạng vi tính hóa công tác xuất bản và quản lý về mọi mặt của cơ quan và vi tính hóa toàn bộ công tác xuất bản. Phấn đấu trang bị đủ các phương tiện hiện đại cho việc hành nghề công tác phóng viên, trước mắt là cho các phóng viên đi công tác ở nước ngoài. Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, tận dụng của mạng Iternet để giới thiệu Báo Sài Gòn Giải Phóng ra nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả mạng thông tin này để cập nhật, đa dạng hóa thông tin trên báo. Mở rộng quan hệ hợp tác với các báo lớn trong khu vực, nhất là những nước có điều kiện gần ta như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và các nước Đông Nam Á khác; các hãng thông tấn phương Tây để học tập kinh nghiệm thông tin hiện đại. Tăng cường đầu tư các cơ sở vật chất, kỹ thuật khác phục vụ hoạt động tờ báo ngày càng hiệu quả hơn. Nghiên cứu, chuẩn bị các dự án Trung tâm báo chí quốc tế để trao đổi kinh nghiệm phối hợp hoạt động với các báo chí nước ngoài, trước hết là báo chí khu vực nhằm nâng cao uy tín và vị trí của tờ báo đối với bạn bè xung quanh, hòa nhập vào thị trường báo chí quốc tế trong những năm sắp tới!