Thứ Sáu, 11/04/2025
28.4 C
Ho Chi Minh City

Bến bờ xa lắc

 

Không lộng lẫy như khi đống vai Lý Chiêu Hoàng, Lê Khanh bất ngờ xuất hiện trong bộ váy áo khá giản dị. Có cảm giác như cô vừa vựơt qua một đoạn đường đầy bụi bặm, nhưng cô cười rất tươi:

  • Anh chờ lâu phải không, xin lỗi, em từ Gò Vấp lên…
  • Hơi xa. Phải không?
  • Vâng! Xa. Nhưng đó là cảm giác của mấy ngày đầu. Bây giờ quen rồi. Với lại, em chậm vì có chút chuyện với mấy nhà báo…

Tôi đọc được thoáng ngại ngần sau câu nói buông lửng của cô. Vâng! Đó là “mỗi phiền toái” có thật của những người nổi tiếng. Dẫu chưa đến mức như ở các nước phương Tây, nhưng chuyện săn đuổi, phỏng vấn, thậm chí săm soi đời tư có vẻ cũng là chuyện thường ngày. Nhiều câu chuyện phiếm lúc trà dư tửu hậu bỗng nhiên biến thành những bài phỏng vấn nghiêm túc. Nhiều dự kiến ý, tưởng không có thật được biến hoá y như…thật theo ý đồ của người viết. Nhiều thông tin thất thiệt, thậm chí mang tính lăng mạ, xúc phạm…nõi sấu hổ của báo giới đáng tiếc vẫn là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói nhiều, nói mãi”. Không dám chắc là cô hiểu đoán được những suy nghĩ của tôi nhưng vừa ngồi xuống, Lê Khanh nói ngay:

  • Em có một phát hiện, không đúng thì anh bỏ qua, hình như có một số nhà báo cũng rất giàu khả năng hư cấu.tôi ngẩn mặt và cười. Với những nhận xét kiểu như vậy còn có cánh nào khác hơn là…cười trừ nếu như chưa đứt dây thần kinh mắc cỡ? Cô nói phát hiện nhưng thực ra cô đã chiêm nghiệm, dẫu bài báo nói về cô trên một tờ báo “ chưa đến nỗi chết người, cháy nhà” như cô thừa nhận. Nhưng vì sao? Xu hướng giật gân câu khách để bán báo? Hay còn có gì khác hơn?
  • Đúng là có chuuyện đó, nhưng… – tôi đánh trống lảng – động cơ có thể chỉ là đi tìm người đọc, như sân khấu vẫn đi tìm khán giả.

Biết thừa là tôi đánh tráo khái niệm nhằm “lách” ra khỏi tình thế khó xử, Lê Khanh cười nhưng không “ truy đến cùng”:

  • Vâng! Sân khấu không thể tồn tại nếu thiếu khán giả. Coa điều, em nghĩ, đi tìm không nghĩa là chạy theo.
  • Thế “Đời cười” của Nhà hát Tuổi Trẻ…
  • Là đi tìm. Bọn em muốn mở một hướng mới cho nhà hát.

Sân khấu là sự không ngừng tìm kiếm sự đồng cảm của khán giả. Chạy theo thì rễ nhưng di tìm thì khó.

Vâng! Đi tìm khán giả quả khó thật. Đi tìm đòi hỏi sự nhận thức khoa học, khả năng sáng tạo nghệ thuật, sự nỗ lực của trí tuệ. Còn chạy theo? Đơn giản hơn nhiều. Muốn có nhiều khán giả ư? Một nhà nghiên cứu nghệ thuật đã có một phát biểu hơi chua cay là cứ làm theo kiểu Trạng Quỳnh, chặn đường quảng cáo: Một vụ đánh ghen tạt axít trên đường phố, một cô gái (xin lỗi) sexy, đều có thể bán vé đắt như tôm tươi. Có lẽ vì vậy chăng mà nhà mỹ học nổi tiếng Nga Bielinxki đã gọi những nghệ sĩ chạy theo nịnh hót thị hiếu thấp của quần chúng là nghệ sĩ xấu. Bức xúc với ý nghĩ đó, tôi hỏi:

  • Vậy, có tìm ra không?
  • Tìm ra. Chính nhờ tìm ra mà bọn em sống được… 3 năm để làm chính kịch kiểu như “Rừng trúc” và bây giờ là “Lôi vũ”. “Cười” luân luân là một nhu cầu của con người. Mà, anh đã xem chưa nhỉ? Đấy mới là gương mặt thật của chính em.

Lời khẳng định như đinh đóng cột của Lê Khanh làm tôi hơi bất nghờ. Vẫn biết “Đời cười” là một thành công của Nhà hát Tuổi Trẻ nhưng thật khó hình dung ra “ bộ mặt cười Lê Khanh” trong cái dáng vẻ rất nghiêm chỉnh của cô. Hình như, trong mỗi con người, đặc biệt là trong mỗi nghệ sĩ luân tiềm ẩn một khả năng thiên phú chỉ cần có cơ hội là đâm chồi, nảy lộc. Không biết có phài là trường hợp của Lê Khanh?

  • Nhưng, bắt đầu như thế nào? – Tôi tò mò.
  • Nói thế nào nhỉ, Vâng! Khó khăn như tất cả mọi sự bắt đầu. Động viên nhau lao vào thử nghiệm, nhưng thực ra rất “run”. Em vốn mắc “hội chứng sợ”, lần này sợ hơn vì đây là một lĩnh vực sân khấu quá mới mẻ với nhà hát. Sợ đến mức phải giấu cả bố mẹ, chồng con. Đêm công diễn đầu tiên đem vé mời cho cả nhà cũng phải “bí mật” như làm một việc gì đókhông bình thưòng. Em chỉ thực sự hết run khi nghe tiếng vỗ tay của khán giả vỡ ra trên sân khấu.
  • Những người thân, thì sao?
  • Bất ngờ, ngạc nhiên, ủng hộ và khuyến khích.
  • Còn “vua cười” Trần Tiến?

Lê Khanh tủm tỉm:

  • Bố em không nói gì cả. Biểu diễn xong, lúc đi qua, chỉ thấy ông lặng lẽ cười, trông rất … “gian”.

Im lặng cười. Còn có ngôn từ nào ý nghĩa hơn thế nữa. Không hiểu ông nghĩ gì. Nhưng biết đâu, ông chẳng tự hào về dồng máu cười Trần Tiến đang chảy trong gương mặt cười của Lê Khanh, ngẫm nghĩ về cái triết lý tre già măng mọc của dân tộc. Xa hơn, có thể ông xúc động về sự hồi phục của dòng sân khấu hai – dòng sân khấu nhiều năm bị lãng quên mà sự đột phá của Nhà hát Tuổi trẻ là một sự đột phá dũng cảm. Tự nhiên, tôi nhớ đến câu nói của Gớt: “một dân tộc không biết tự cười mình không thể xếp vào hàng các dân tộc vĩ đại”. Nhưng tôi không quên: Chuyến viễn du phương Nam lần này, “Đời cười” không có Lê Khanh. Trả lời câu hỏi của tôi, Khanh gật đầu xác nhận:

  • Vâng, chủ yếu là em muốn sống trọn vẹn với “Lôi vũ”.
  • Nhưng, ít khán giả và… ít tiền?
  • Rất ít – Giọng Lê Khanh chùng xuống – Đã biết ít mà bọn em vẫn làm. Nghề của sân khấu là nghề của đam mê có lúc phi thực tế. Nhiều nhân vật chỉ mới đọc kịch bản đã say, thấy như nó được viết ra là để cho mình, cho riêng mình. Lý Chiêu Hoàng là một ví dụ. Em nhận kịch bản, tập, biểu diễn như người “nhập đồng” đến nỗi không thể hình dung ra tại sao mình lại thuộc nổi những câu thoại dài như thế. Vai diễn ám ảnh em mãi cho đến sau này. Bây giờ, mỗi lần nhắc lại những câu nói của Lý Chiêu Hoàng người em vẫn nổi gai. Thậm chí, đứng trước bài vị 8 vua Lý ở Đền Đô, em cũng cảm thấy mình chính là … Lý Chiêu Hoàng.

Tôi lặng im. Liệu có thể nói gì hơn về những ám ảnh nghệ sĩ ấy? Ám ảnh của những kẻ sáng tạo. Đó là sự thoát xác, nhập thân. Những ám ảnh đã tạo nên sự thăng hoa xuất thân của người nghệ sĩ, trở thành bản ngã thứ hai. Nó giúp người nghệ sĩ cảm nhận, nắm bắt được những cung dàn muôn điệu của đời sống, của thân phận con người và của tinh thần thời đại bằng sự mẫn cảm đặc biệt mà không phải ai cũng có đựoc.

Sức lay động của nghệ thuật bắt đầu chính là ở đó.

  • Liệu cuộc đời nghệ sĩ, được mấy vai như vậy?
  • Ít lắm. Nên em vẫn phải đi tìm. Sau “Lôi vũ”, em sẽ vào “Âm mưu và tình yêu” . Em dự kiến sẽ hợp đông thêm ba tháng với các bạn ở sân khấu IDECAF để thử tìm gương mặt khác của mình. Sau đó nếu chúng tuyển, em sẽ đi học đạo diễn.
  • Và… Sẽ sớm nhập cuộc?
  • Không có khoảng cách nên không phải nhập cuộc. – Lê khanh tỏ vẻ hồn nhiên – Em rất thích ăn sầu riêng và bánh tráng cuốn với rau dấp cá (cười). Với sân khấu cũng vậy.
  • Điều gì hấp dẫn nhất ở sân khấu phía Nam?
  • Tự nhiên như cuộc sống và bản sắc Nam Bộ. Nói thật, em mê tất cả những gì không giống mình, những bản sắc riêng.

Một nhận xét dí dỏm kiểu Lê Khanh, nhưng mà đúng. Nghệ thuật sẽ không tồn tại nếu không có bản sắc riêng. Với từng nghệ sĩ đó là cá tính sáng tạo. Với một nền nghệ thuật là sắc thái riêng biệt của từng vùng đất, tùng khu vực. Sự triệt tiêu các bản sẳc riêng không đem lại cái gì khác hơn sự rầp khuân, đơn điệu đến vô hồn. Trên tầm mức dân tộc, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo về nguy cơ chú cừu Dolly – sự sinh sản vô tính trong văn hóa. Nguy cơ ấy là hoàn toàn có thật nếu chúng ta tiến đến đồng hoá, hoà tan, nhất thể hoá nền văn hoá nhân loại.

Hòa nhập nhưng không hòa tan, trong thời đại ngày nay không chỉ là một khái niệm chính trị. Đó cũng là đòi hỏi còn nóng bỏng tính thời sự của nền văn hóa tự ý thức. Tìm ra hướng đi để khẳng định bản lĩnh của mình trong cơn lốc thị trường, hay chạy theo, hòa tan, biến mất trong nó, cam chịu là thứ hàng hóa rẻ rúng nhất? Nhưng nghệ sĩ chân chính vẫn đi tim. Cả nền nghệ thuật đang đi tìm. Tôi hiểu những trăn trở của Lê Khanh khi nhìn lực lượng hùng hậu các nghệ sĩ trong đám tang đạo diễn – Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Đình Nghi và lời tự vấn của cô: Vì sao một đội ngũ như vậy lại không thể vực dậy một nền sân khấu?

Sẽ có thể còn rất nhiều câu hỏi tại sao. Và không rễ trả lời. Lời giải bài toán con đường phục hưng nghệ thuật dân tộc phụ thuộc vào nỗ lực từ nhiều phía. Một đườn hướng phát triển đúng phù hợp với sự phát triển của thời đại, hợp quy luật để “những ai mang một Raphaen trong mình đều được tụ do phát triển” (Ăngghen), đã đành.Một sự sắp xếp lại hệ thống chuẩn mực giá trị, vật chất hóa nó thành sự đầu tư đúng mức, đúng chỗ giúp nghệ sĩ thoát khỏi “ám ảnh kiếm tiền” trong cơn “chòi đạp” tự cứu mình. Nhưng cũng rất cần thiết cuộc “vượt cạn”, tự giải phóng của chính bản thân nghệ thuật. Và, vấn đề muôn thuở vẫn là: Nền nghệ thuật hôm nay đã trả lời như thế nào những câu hỏi mà chính đời sống đã đặt ra?Nó sẽ hướng con người đến đâu trong hành trình hướng tới tương lai dân tộc? Xa lạ với nhân dân, xa lạ với cuộc sống, xa lạ với chính mình là con đường tự huỷ diệt khó có phương thuốc nào chữa nổicủa một nền nghệ thuật.

Lê Khanh cắt đứt ròng suy nghĩ của tôi:

  • Em xin lỗi! EM phải chuẩn bị một chút để tối nay đi diễn ở Thủ Đức. Tối qua em diễn ở Đồng Nai. Và ngày mai …nghệ thuật trước hết là lao động, anh ạ!

Lê Khanh mở bóp rút thỏi son. Tôi ngồi im. Vâng, cô nói đúng. Nghệ thuật là lao động, là lao động sáng tạo không ngừng, lao động nghệ sĩ, là lao động công dân. Con đường đến nghệ thuật đầy chông gai đòi hỏi cao độ sự dấn thân, sự hy sinh. Mà, nếu không đủ sức thiêu đốt mình trong ngọn lửa ám ảnh sáng tạo ấy thì những đỉnh caonghệ thuật sẽ mãi mãi chỉ là những viển cảnh không tưởng nơi bến bờ xa lắc.

 

Xem thêm những bài khác:

Chính khách-đời thường

Xem bức ảnh của Giản Thanh Sơn Chụp cuộc gặp...

Kỷ niệm không quên

Khi đăng bài về Tổng bí thư Lê Duẩn...

Trang Thế Hy- Ngòi bút quả tim

Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Nam bộ...

Thất trận trên sân nhà ?

Truyền thông đưa tin : Trong 9 tháng đầu...

Nguyễn Khắc Trường-lưỡi dao mổ nhân văn

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Khắc Trường   Từ giã “...

Đốt lửa tìm trầm

Lúc mang ngành “ Quan hệ công chúng “...

Trang sử không tim

      Em lặn lội trên trang sách của cha ông Tìm...

Ngồi mát ăn bát vàng

Vậy là cái kim trong bọc đã lòi ra. Câu...

Mới nhất