Thứ Hai, 14/07/2025
27.4 C
Ho Chi Minh City

Cơ chế ông chủ và bao cấp tư duy

Nhân bản vô tính

Sau Đại hội cổ đông chuyển từ dân lập sang tư thục của một trường đại học nọ, có một chuyện hy hữu.Gần như toàn bộ hội đồng quản trị cũ trong đó có hiệu trưởng đương nhiệm thất cử. Không cam chịu thất bại,ông bật đèn xanh cho công đoàn làm đơn khiếu nại lên cấp trên. Lý do Đại hội cổ đông không tiêu biểu cho ý chí của quần chúng.

Phản ứng của ông làm nhiều người ngạc nhiên. Theo ông,đa số chưa hẳn đã là chân lý. Đơn giản,hội đồng quản trị mới không đúng kỳ vọng của ông. Lần đầu tiên ở ngôi trường do ông làm chủ, chân lý của người cầm quyền không chiếm đa số và cái luận đề “ lý lẽ thuộc về kẻ mạnh” đã lung lay. Sau nhiều năm ở một trường đại học có nhiều trí thức tên tuổi, một sự áp đặt đã bị phủ quyết. Vị lãnh đạo nọ,tất nhiên không bằng lòng với “tư duy được giải phóng” đang khảng định giá trị bằng những lá phiếu dân chủ đích thực của mình.

Nhưng sự áp đặt đang là hiện tượng phổ biến không chỉ ở trường đại học nọ. Nguyên nhân căn bệnh vẫn là sự kéo dài quá lâu một phương pháp tư tưởng đã bị lịch sử đào thải: sự báo cấp về mặt tư duy. Sự bao cấp kỳ quái này diễn ra ở nhiều cấp,nhiều nơi. Không chỉ là chuyện lãnh đạo thich nghĩ thay quần chúng, áp đặt suy nghĩ của mình lên suy nghĩ tập thể, bắt tập thể gật và lắc theo lối mòn suy nghĩ cá nhân.

Đi xa hơn, nhiều “công bôc của dân” chỉ thích đón nhận những tư duy cùng chiều, tư duy phụ họa,tư duy tung hô kiểu mát xa tinh thần; không thích những tư duy khác chiều, đặc biệt là những tư duy phản biện. Đây là cơ chế phản khoa học về mặt tư duy, là mảnh đất màu mỡ làm nảy sinh các loại nấm độc đủ màu sắc của chủ nghĩa cá nhân,chủ nghĩa cơ hội đủ loại, đe dọa phá vỡ sự đoàn kết, sự phát triển lành mạnh của một tổ chức.

Hệ lụy của cơ chế bao cấp tư duy còn đáng sợ hơn. Kiểu ngăn sông cấm chợ về mặt trí tuệ đang làm nghèo nàn đi, thậm chí cạn kiệt,cùn mòn đi tư duy lãnh đạo, biến tư duy lãnh đạo thành chiếc “ao tù trí tuệ” vì không được bổ sung thêm những nguồn chất xám mới. Nó làm nặng căn thêm bệnh giáo điều,bảo thủ,sợ đổi mới. Nó triệt tiêu mọi ý tưởng sáng tạo,mọi sáng kiến cá nhân, trở thành lực cản kím hãm sự phát triển xã hội. Tái diễn trong không ít tập thể tình trạng độc quyền chân lý,độc quyền tư duy, kiểu thủ trưởng duy nhất đúng. Nhất thể hóa tư duy một người thành tư duy lãnh đạo đã trở thành vòng kim cô tước đi của người lãnh đạo cơ hội tiếp cận đối với chân lý đời sống.

Các nhà nghiên cứu chính trị không phải không có lý khi cảnh báo về nguy cơ nhân bản vô tính “chú cừu đô ly” trong việc nhất thể hóa tư duy lãnh đạo kiểu này. Sẽ không còn một đơn vị cơ quan gồm những con người sinh động cá nhân mà chỉ là những con người công cụ, nghĩ theo cách nghĩ của thủ trưởng, hành xử theo cách hành xử của thủ trưởng. Trong cơ chế ấy, tiếc thay, tầm nhìn tiểu nông không vượt xa hơn lũy tre làng và bệnh kiêu ngạo nông dân sẵn sàng thỏa mãn với chút thành quả ít ỏi mặc sức phát huy, biến nhiều cơ quan thành cái ao làng, mà nếu không được khơi thông dòng chảy, sẽ có nguy mất cơ hội phát triển.

Cơ chế độc quyền

Bao cấp trong tư duy thường kéo theo một cơ chề quản lý bảo thủ: cơ chế gia trưởng. Đây là mảnh đất tốt làm nảy sinh kiểu lãnh đạo quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, thậm chí lộng quyền. Quyền lực cơ quan tập trung trong tay một người. Quyền lực tập thể biến thành quyền lực cá nhân. Ở không ít cơ sở có tình trạng lãnh đạo 3,4 trong 1. Quyền lực của đảng,quyền lực cơ quan,quyển lực công đoàn… biến thành quyền lực riêng của thủ trưởng. Với cơ chế này,người lãnh đạo ngộ nhận mình là ông chủ,nắm quyền sinh quyền sát trong tay cũng là chuyện đương nhiên. Độc quyền lãnh đạo cũng dẫn đến thói ngạo mạn,ngông cuồng,coi mình giỏi hơn tập thể, đứng trên tập thể. Nó cũng là cha đẻ của thói đa nghi.

Đó là lý do giải thích vì sao nhiều lãnh đạo mắc căn bệnh mà Lỗ Tấn gọi là bách hại cuồng. Nhìn vào đâu cũng thấy kẻ thù. Nhìn vào đâu cũng thấy người ta chống mình. Không tin cộng sự, không tin những người dưới quyền. Nó cũng là nguyên nhân của thói bao biện, cửa quyền,không thích chia xẻ quyền lực và là cái gốc của bệnh độc tài, quân phiệt làm méo mó bộ máy công quyền cần kiên quyết xóa bỏ.

Cơ chế ông chủ tất nhiên vi phạm quy chế dân chủ. Thô bạo thì bịt miệng. Kín đáo và thâm thúy hơn, không hẳn đàn áp nhưng khiến quần chúng “chán ngán không muốn mở miệng nữa” theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn có kiểu dân chủ cho có,dân chủ hình thức, dân chủ giả hiệu coi quần chúng là một bầy cừu. Để duy trì dân chủ kiểu này, nhiều lãnh đạo thich tạo ra biến động trong cơ quan để khống chế tình hình, dùng người nọ khống chế người kia, tạo ra không khí ngi kỵ lẫn nhau để “tọa sơn quan hổ đấu”, phá vỡ môi trường văn hóa nhân văn của một tập thể.

Cơ chế ông chủ còn khiến cho quyết định của một cơ quan từ tổ chức, nhân sự, kinh tế chưa hẳn đã bắt đầu từ nhu cầu phát triển. Nhiều quyết định chỉ là sự thể hiện ý chí cá nhân,sở thích cá nhân,thậm chí là từ tình cảm yêu ghét cá nhân. Và cuối cùng là ban phát cá nhân kiểu xin cho. Đây là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa bè phái,phưỡng hội,lợi ích nhóm, đặc quyền,đặc lợi, kẽ hở lớn cho tham nhũng đủ loại nảy nở và phát triển…

Xóa bỏ sự áp đặt là thực thi dân chủ một cách thực chất. Nhưng muốn xóa bỏ sự áp đặt, cần thiết phải xóa bỏ cơ chế bao cấp tư duy, xóa bỏ cơ chế lãnh đạo kiểu ông chủ- những cơ chế phản khoa học và phi cách mạng.

Xem thêm những bài khác:

Chính khách-đời thường

Xem bức ảnh của Giản Thanh Sơn Chụp cuộc gặp...

Kỷ niệm không quên

Khi đăng bài về Tổng bí thư Lê Duẩn...

Trang Thế Hy- Ngòi bút quả tim

Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Nam bộ...

Thất trận trên sân nhà ?

Truyền thông đưa tin : Trong 9 tháng đầu...

Nguyễn Khắc Trường-lưỡi dao mổ nhân văn

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Khắc Trường   Từ giã “...

Đốt lửa tìm trầm

Lúc mang ngành “ Quan hệ công chúng “...

Trang sử không tim

      Em lặn lội trên trang sách của cha ông Tìm...

Ngồi mát ăn bát vàng

Vậy là cái kim trong bọc đã lòi ra. Câu...

Mới nhất