Thứ Tư, 09/04/2025
33.9 C
Ho Chi Minh City

ĐẠI HỌC- CANH BẠC

Theo thông tin : Học phí các chương trình đào tạo tiêu chuẩn tại nhóm trường thành viên ĐHQG TP HCM năm nay dự kiến dao động vào khoảng 20 đến 30 triệu đồng/năm, chiếm 20% đến 31% GDP đầu người của Việt Nam năm 2022 (hơn 4.100 USD). Học phí các năm tiếp theo có thể tiếp tục tăng hơn 10% mỗi năm, trong khi mức tăng trưởng GDP đầu người chỉ vào khoảng 1,72%/năm – theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Trong khi đó,ở Pháp – học phí bậc đào tạo cử nhân tại các đại học công lập dành cho sinh viên khối EU khoảng 170 euro/ năm, chiếm 0,5% GDP đầu người.

Gánh nặng tài chính của giáo dục đại học tại Việt Nam đang chuyển sang các hộ gia đình. Báo cáo của World Bank tại một hội thảo hồi tháng 4 cho biết, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học ở Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới (0,23%). Nguồn thu tài chính của các trường chủ yếu đến từ học phí(tức là đóng góp của các hộ gia đình), chiếm 70-80% và tỷ lệ này sẽ còn tăng. Tình trạng này đang tạo ra khoảng cách lớn về tiếp cận giáo dục đại học đối với nhóm hộ thu nhập thấp; về lâu dài sẽ khoét rộng sự phân cấp xã hội do người nghèo ngày càng khó vươn lên.

Nhưng học phí đại học ở Việt Nam liệu có thể giảm, hoặc ít nhất không tăng không? không thể. Ngân sách nhà nước không bảo đảm bao cấp cho toàn hệ thống, mô hình tự chủ tài chính của các trường là tất yếu và học phí tăng cũng là điều hợp lý. Vậy ai sẽ san sẻ gánh nặng đại học với các ông bố bà mẹ? Không ai khác ngoài những đứa con. .

Tín dụng sinh viên là một chính sách tài chính quan trọng ở nhiều quốc gia, nhằm tạo sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của sinh viên nghèo. Với thủ tục đơn giản, lãi suất thấp, vay để đi học và trả nợ khi đi làm là chuyện phổ biến. Một thống kê năm 2019 cho thấy, cứ ba sinh viên Mỹ thì có hai người phải vay tín dụng ở bậc đại học.

Việt Nam cũng có quỹ tín dụng sinh viên tương tự, thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội. Nhưng theo tìm hiểu của tôi, cơ chế này có ba điểm hạn chế khiến chính sách trở nên khó tiếp cận với người có nhu cầu: Thủ tục không đơn giản, lãi suất không phù hợp và mức vay tối đa thấp (4 triệu đồng/tháng). Vì vậy, chương trình này ngày càng kém hấp dẫn. Cũng theo báo cáo của World Bank, năm 2011 có 2,4 triệu người thụ hưởng, năm 2017 chỉ có 725.000 người và đến năm 2021 chỉ còn 37.000 người thụ hưởng.

Như vậy, gánh nặng Đại học phần lớn vẫn sẽ đặt lên vai các ông bố bà mẹ. Và học đại học thật sự là một “canh bạc” nếu các em ra trường không có việc làm . mà,theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ Giáo dục & Đào tạo), chỉ 56% sinh viên khi tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng ngành học. Nhưng phần lớn bị đánh giá thiếu cả kỹ năng lẫn kiến thức thực tiễn chuyên môn. Đó là chưa kể nhiều cử nhân ra trường không có việc làm.

Để giảm gánh nặng cho các gia đình nuôi con học đại học, phải đổi mô hình đào tạo gắn với thực tiễn kinh tế. Nhà nước có thể đứng ra kết nối các nhu cầu xã hội bằng những chính sách cụ thể. Trường học có thể liên kết đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, giới thiệu cho doanh nghiệp, giám sát quá trình học tập tại trường. Doanh nghiệp đặt hàng nhân sự theo chương trình đã lên kế hoạch và được nhà trường chịu trách nhiệm đào tạo theo hợp đồng

Nếu không có nơi bấu víu nào khác, những đứa con đã qua 18 tuổi ở Việt Nam sẽ chủ yếu vẫn được cha mẹ bao nuôi và “ học đại học” thực sự là một canh bạc

 

Xem thêm những bài khác:

Chính khách-đời thường

Xem bức ảnh của Giản Thanh Sơn Chụp cuộc gặp...

Kỷ niệm không quên

Khi đăng bài về Tổng bí thư Lê Duẩn...

Trang Thế Hy- Ngòi bút quả tim

Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Nam bộ...

Thất trận trên sân nhà ?

Truyền thông đưa tin : Trong 9 tháng đầu...

Nguyễn Khắc Trường-lưỡi dao mổ nhân văn

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Khắc Trường   Từ giã “...

Đốt lửa tìm trầm

Lúc mang ngành “ Quan hệ công chúng “...

Trang sử không tim

      Em lặn lội trên trang sách của cha ông Tìm...

Ngồi mát ăn bát vàng

Vậy là cái kim trong bọc đã lòi ra. Câu...

Mới nhất