Thứ Sáu, 04/04/2025
31.7 C
Ho Chi Minh City

Lê Anh Xuân- nhà thơ chiến sĩ

Lê Anh Xuân tên thật là Ca lê Hiến quê xã Tân Thành Bình huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hoạt động văn hóa nghệ thuật. Cha anh là giáo sư, nhà nghiên cứu văn học Ca Văn Thỉnh. Anh trai anh là giáo sư, nhạc sĩ Ca Lê Thuần. Em gái là nữ đạo diễn Ca Lê Hồng. Em trai là họa sĩ Ca Lê Thắng. Dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của người cha, giáo sư Ca Văn Thỉnh, ngay từ nhỏ Ca Lê Hiến đã sớm được tiếp xúc với môi trường hoạt động văn hóa nghệ thuật. Năm 12 tuổi anh bắt đầu học văn hóa, vừa làm việc tại nhà in Trịnh Đình Trọng thuộc Sở Giáo Dục Nam Bộ trong chiến khu. Năm 1954 anh cùng cha và gia đình tập kết ra Bắc, theo học ở trường học sinh muền Nam Hải Phòng và trường trung học Nguyễn Trãi Hà Nội. Sau đó vào học khoa lịch sử trường Đại học tổng hợp quốc gia, một vườn ươm nhiều tài năng văn chương, khoa học và chính khách của đất nước. Tốt nghiệp cử nhân lịch sử. Ca Lê Hiến được giữ lại trường làm các bộ giảng dậy và được cử đi nghiên cứu sinh nước ngoài để đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kế thừa nhưng anh từ chối. Năm 1964 anh đu theo tiếng gọi của trái tim, vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu.

10 năm sống học tập và làm việc ở hậu phương lớn miền Bắc, cùng với tác động của truyền thống gia đình, có thể nói tấm lòng, tình cảm và cuộc sống sôi động của đất nước những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội hội đã chấp cánh cho hồn thơ của anh. Những bài thơ đầu tiên của anh ngay từ khi mới xuất hiện đã chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc. Bài thơ “ nhớ mưa quê hương” được giải nhì cuộc thi thơ do tạp chí văn nghệ tổ chức năm 1960 đánh dấu thành công bước đầu của một tâm hồn thơ giàu triển vọng. Từ sau thành công ấy, Ca Lê Hiến người cán bộ giảng dậy lịch sử văn hóa Hy – La ở Đại học Tổng hợp chính thức bước chân vào làng văn với tác phẩm đầu tay trình làng được giới văn nghệ đánh giá cao tập thơ “ Tiếng gà gáy”.

“ Tiếng gà gáy” không chỉ là quả ngọt đầu mùa náo hiệu sự xuất hiện của một tài năng thơ mà có thể coi là những cảm nhận bằng thơ về sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm đàu sau giải phóng. Trái tim nghệ sĩ của Ca Lê Hiến đập nhịp đập với từng bước đi của cuộc sống trăm bề khó khăn, những cuộc vật vã đẻ lột xác của một đất nước vừa trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ. Những năm trở bộn bề của cuộc sống với những con người bình thường đang lăn lội trên công trường, đồng ruộng, nhà máy để sinh hạ ra cuộc sống mới đã lay động hồn thơ của anh. Cách mạng, không chỉ đơn thuần là tiếng cười, niềm vui mà là một cơn đau đẻ kéo dài. Con mắt xanh của người nghệ sĩ đã cho phép anh bóc ra từ hiện thực ghồ ghề chất quặng vàng quý giá của đời sống. Cảm xúc thơ trong “ Tiếng gà gáy” vừa là tình cảm tận nguồn của một con người miền Nam đối với miền Bắc vừa là tình cảm tận nguồn của một người con miền Nam đối với miền Bắc vừa là tình yêu tha thiết, cháy bỏng của một đứa con yêu nước trong bước đổi đời vĩ đại của dân tộc mình. Ngay từ khi bước vào con đường văn học nghệ thuật đầy chông gai, Ca Lê Hiến đã thể hiện phẩm chất cao đẹp của một người viết văn cánh mạng, ý thức nồng nhiệt công dân của một ngòi bút có ý thức trách nhiệm cao đối với nhân dân và đất nước. Có lẽ đó cũng là lý do, anh không chọn cuộc sống yên hàn với một tiền đồ tươi đẹp đã định sẵn mà tình nguyện về chiến đấu góp phần giải phóng quê hương.

 

Xem thêm những bài khác:

Chính khách-đời thường

Xem bức ảnh của Giản Thanh Sơn Chụp cuộc gặp...

Kỷ niệm không quên

Khi đăng bài về Tổng bí thư Lê Duẩn...

Trang Thế Hy- Ngòi bút quả tim

Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Nam bộ...

Thất trận trên sân nhà ?

Truyền thông đưa tin : Trong 9 tháng đầu...

Nguyễn Khắc Trường-lưỡi dao mổ nhân văn

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Khắc Trường   Từ giã “...

Đốt lửa tìm trầm

Lúc mang ngành “ Quan hệ công chúng “...

Trang sử không tim

      Em lặn lội trên trang sách của cha ông Tìm...

Ngồi mát ăn bát vàng

Vậy là cái kim trong bọc đã lòi ra. Câu...

Mới nhất