Thứ Sáu, 04/04/2025
31.7 C
Ho Chi Minh City

Lòng Đạo xin tròn một tấm gương

“ Lòng Đạo xin tròn một tấm gương”

-tâm huyết về một nỗi xanh, tỉnh thức từ ánh lửa

Phê bình tiểu luận của Dương Trọng Dật

NXB Quân đội nhân dân, 2004

Trúc Chi

Những năm gần đây trên báo SGGP người đọc thường xuyên theo dõi những bài tiểu luận văn học của Dương Trọng Dật về những vấn đề nóng bỏng từ Nghị quyết Trung ương Đảng về Văn học trong tình hình mới và trên các báo trung ương những bài phê bình về tác phẩm văn học bạn đọc vừa đón nhận vừa trao đổi tranh luận. Cũng trên nhiều mặt báo thơ anh em lại nhiều ý mới, nhiều cảm xúc mới trong thể thơ lục bát xuống chữ xuống câu nhiều như bạn đọc tán thưởng.

Là một nhà báo viết ở mặt trận nhanh nhậy, mộy nhà thơ giàu tâm hồn giàu tính chính luận nguyên là cán bộ giảng dậy lý luận văn học ở bậc đại học nên trong tiểu luận, phê bình anh nhạy bén nắm bắt vấn đề một cách thiết thực với tình hình lý giải một cách xác đáng với thái độ thẳng thắn dứt khoát, không lưỡng lự, không nước đôi, đặt vấn đề ra giải quyết vừa có tính hậu vừa bàn luận thấu đáo trên cơ sở chỗ đứng hợp lý hợp yêu cầu. Nói chung tiểu luận, phê bình vưn học của anh vừa có nỗi niềm tâm đắc vừa có điềm tĩnh của nguyên lý xác minh.

Tập tiểu luận, phê bình Lòng đạo xin tròn một tấm gương của Dương Trọng Dật cho ra mắt bạn đọc năm 2004 của NXB Quân đội nhân dân vào thời điểm Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VI, Đại hội Nhà văn Tp. HCM lần thứ V có một ý nghĩa xu thế văn học đổi mới trong toàn cảnh bức tranh xã hội đổi mới với quy mô toàn diện.

Ngay tên cuốn sách tác giả lấy từ tấm gương nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu để soi dọi vào những vấn đề văn học,, những tác phẩm văn học hôm nay. Đó là tấm lòng yêu nước. là trái tim ấy toả ra một sức sống mãnh liệt về tinh thần. Từ đó tác giả nâng lên một mức gọi là “Đạo tâm”. Đạo tâm như tác giả nghĩ”Nguyễn Đình Chiểu không gì khác hơn là cái đạo đời rất mực tươi xanh của cuộc sống. Nó khiến cho sự nghiệc nẩy lộc đâm hoa”. Nhìn nhận về nhà thơ, xưa nay không ít thức giả suy tôn. Người là của đạo đời … Dương Trọng Dật gọi đó là Đạo tâm, nỗi tươi xanh của Đạo tâm, nẩy lộc đâm hoa cũng từ Đạo tâm ấy. Tác giả như đặt ra một vấn đề khi nhìn về Nguyễn đình Chiểu có trăng một nỗi niềm tươi xanh , trẻ trung, hy vọng ? Hy vọng hay khát vọng với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu luân giữ được cho mình “ cái lực hướng tâm, cái nội lực, vượt qua giáo điều cứng nhắc đến với đời, tiếp cận chân lý đời sống… Trí tuệ của ông đã đạt đến sự thấu thịt hiếm có. Đó là cái trí tuệ lọc ra từ máu lửa của dân tộc , ánh lửa của dân tộc soi vào làm tỉnh thức những sáng lòng” (tr 63). Cũng nhiều người nói nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao, là ánh sáng sao, tác giả Dương Trọng Dật nói thêm người là ánh lửa để tĩnh thức “đạo tâm”; “Muốn cho thần sáng, tinh ròng. Giữ cho khí huyết ngăn ròng đục sâu”. Tác giả làm rõ hơn “ánh sáng ngôi sao hay ánh lửa Nguyễn Đình Chiểu kính chiếu yêu nguyên hình những “trái tim đui mù” trong cơn biến động của lịch sử (tr 65).

Hơn mười bài viết những vấn đề văn học vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có tính lý luận, vừa đang trước mặt vừa của dài Dương Trọng Dật luôn nhìn về phía cân đối để đi tới đạt được mục tiêu mà xã hội yêu cầu văn học. Giữa “Hiện thực cách mạng và sáng tạo nghệ thuật” tác giả làm rõ hiện thực cách mạng luôn biến chuyển và quyết định, giữa trào lưu đời sống và sự ảnh hưởng đến thẩm mỹ nghệ thuật. Có sự nhận lầm hoặc choáng váng trước hiện thực nếu thiếu “tâm” nếu thiếu một tỉnh thức của ánh lửa. Hay tính kế thừa trong sự phát triển nghệ thuật “tác giả đặt ra truyền thống và cái mới là vấn đề muôn thủa của sự phát triển nghệ thuật, bảo vệ di sản nhưng không là sự giới hạn của di sản, hay “cái mới sẽ không được thể hiện như một lực lượng tiến bộ khi nó chủ trương đập phá và đào bới quá khứ”. Vấn đề “Để có những tác phẩm hay trong tình hình văn nghệ hiện nay “ tác giả với quan niệm đứng đắn” tác phẩm hay chỉ có giá trị khi nó đặt ra trong nội dung những vấn đề đang làm bâng khuâng, day dứt, xao xuyến các tầng lớp công chúng rộng rãi, để từ đó mỗi người tìm ra bóng dáng của mình, niềm vui và nỗi đau của minh, ước mơ và hy vọng… “ Và nữa” nâng cao và hiểu biết cũng là thoả mãn nhu cầu giải trí của nghệ thuật” của một tác phẩm hay.

Có những vấn đề tưởng như rất đơn giản nhưng thực tiễn cuộc sống thì thật phức tạp. Như “ Nghệ thuật và trách nhiệm đối với con người” nếu không có sự tỉnh thức về nghệ thuật chân chính đối với cuộc sống đối với con người. Tác giả bằng một niềm khao khát, tâm sự thiết tha để chứng minh từ nhân loại, từ chủ nghĩa nhân văn từ cuộc sống vô nghĩa lý đến con người nổi loạn con người mất phương hướng.

Và để có “ nghệ thuật chân chính là chứng minh là cuộc sống là có ý nghĩa” và “ nghệ thuật đó đưa con người tới đâu”. Hay “ nghệ thuật và nhu cầu giải trí”, tác giả có những dòng viết như một cách ngôn” nghệ thuật chân chính vừa giúp vui cho con người vừa thức tỉnh họ”. Tuy vậy nghệ thuật chân chính không chấp nhận những trò mua vui thô thiển không chút trí tuệ và ý nghĩa giáo dục, nặng về du hí rẻ tiền, kích động và kịch cỡm”.

Viết về những tác phẩm mà công chúng đang thưởng thức, đang có vấn đề tranh luận, đang trong phân vân … tác giả Dương Trọng Dật đưa ra để khẳng định điều đúng đắn đó là những tác phẩm văn học có ý nghĩa giá trị cũng chỉ ra rõ ràng. “Quê hương địa đạo” Viễn Phương nói được hơi thở của cuộc sống chiến đấu với xương thịt, nhịp sống nhân dân Củ Chi bằng sự tái tạo những sự kiện có chi tiết nhưng cái yếu của tác phẩm còn quá đơn điệu trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật. “ Gia đình” của Trần Văn Tuấn bắt được hơi thở hiện thực, phong phú tình tiết và nhiều tính kịch . Nhưng nhà văn hơi ham triết luận, nói hộ hình tượng hơi nhiều. Tác giả nhìn thấu đáo nhà văn ở tác phẩm đầu tay tỏ ra có dáng vẻ riêng đi tới phong cách. “ Mưa ấm” cuả Trang Thế Hy giàu chất thơ lãng mạng , cái chất men say cuả lý tưởng hơn là cái hiện thực gồ ghề, cay đắng của chế độ cũ. Nhược điểm của tác phẩm nhiều tình huống không điển hình.

Tác phẩm có mặt mạnh cũng là ưu điểm, như “Cù lao tràm” một tác phẩm xuất sắc về nông thôn Nam Bộ có một thời thu hút người đọc đến mê say. Cái đẹp của “Cù lao tràm” là cái đẹp của hình khối, là cái đẹp của chạm trổ có su hướng cách tân. Tác giả bằng một lời khen nhưng cũng là lời của người viết và người đọc suy nghĩ “ Trước khi là nhà văn anh hãy là một công dân”. Đấy cũng là trường hợp tác giả viết về tác phẩm “Chân dung một quản đốc”, “Đuuốc lá dừa”, “ Mùa xuân”, “ Nhà thơ cơn bão và những cành hoa”, “Quê nội”. Riêng tác phẩm “Làng cuội” của Lê Lựu tác giả trăn trở gần như đau đớn để rồi nói ra hết sức thật lòng thật dạ “ một sự đi xuống và tư tưởng và nghệ thụât của nhà văn! Và tác giả không gần ngại chỉ ra “điều đáng buồn nhất là trong sự phủ định sạch trơn ấy, tôi thấy phẳng phất đây đó cái khoái trá ác ý của một nhà văn – một nhà văn chiến sĩ đã từng hơn nửa cuộc đời câầ bút chiến đấu cho công lý, lẽ phải và sự công bằng? Tiếc thay”.

Dương Trọng Dật khen chê rạch ròi, rõ ràng, anh khen chê bằng lý trí, bằng tình cảm và bằng cả tâm hồn và nồng hậu với nhà văn người cùng đồng hành với anh trong cuộc sống hôm nay./.

H.A

Xem thêm những bài khác:

Chính khách-đời thường

Xem bức ảnh của Giản Thanh Sơn Chụp cuộc gặp...

Kỷ niệm không quên

Khi đăng bài về Tổng bí thư Lê Duẩn...

Trang Thế Hy- Ngòi bút quả tim

Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Nam bộ...

Thất trận trên sân nhà ?

Truyền thông đưa tin : Trong 9 tháng đầu...

Nguyễn Khắc Trường-lưỡi dao mổ nhân văn

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Khắc Trường   Từ giã “...

Đốt lửa tìm trầm

Lúc mang ngành “ Quan hệ công chúng “...

Trang sử không tim

      Em lặn lội trên trang sách của cha ông Tìm...

Ngồi mát ăn bát vàng

Vậy là cái kim trong bọc đã lòi ra. Câu...

Mới nhất