Vậy là cái kim trong bọc đã lòi ra.
Câu hỏi nhiều năm: Vì sao sách giáo khoa tăng giá đã được trả lời.
In sách giáo khoa và các loại sách phục vụ cho học hành, cần một lượng giấy rất lớn mỗi năm. Đây là món béo bở cho các doanh nghiệp cung cấp giấy.
Và….. sân chơi sách giáo khoa đã thành sân chơi không sòng phẳng, mà đấu thầu giấy là cơ hội làm ăn bằng vàng.
Không sòng phẳng bởi vì, bằng quyền lực Chủ tịch NXB Giáo dục Nguyễn Đức Thái chỉ đạo cấp dưới dùng các “biện pháp kỹ thuật” để loại bỏ hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực.
Chiêu trò đấu thầu được sắp xếp trước, “quân xanh, quân đỏ” để hợp thức hóa hồ sơ trúng thầu cho đối tác trong nhóm lợi ích xảy ra nhiều nơi, thuộc nhiều lĩnh vực. Đấu thầu cung cấp giấy ở Nhà xuất bản Giáo dục chỉ là một trong kiểu làm ăn ma giáo đang phổ biến cả trong giáo dục yte và kinh tế
Từ việc tạo điều kiện cho 2 công ty của Tô Mỹ Ngọc – cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Nguyễn Trí Minh – Giám đốc Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát trúng thầu, Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam đã nhận hối lộ gần 25 tỉ đồng
Tiền hối lộ cho Nguyễn Đức Thái, đương nhiên cũng từ giấy mà ra, đấu được giá cao, số tiền hối lộ gần 1 triệu USD chẳng nghĩa lý gì.
Giá giấy cao thì giá sách cao, giá sách cao thì phụ huynh học sinh gánh, lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục và thuộc cấp chỉ việc” ngồi mát ăn bát vàng “
Cũng giống như nhiều công trình hạ tầng khác, thường có màn kịch để “sân sau” ai đó trúng thầu. Cái giá phải trả cho các nhóm lợi ích chia chác trong đấu thầu không chỉ là tiền, mà các công trình chất lượng thấp. Đó là hậu quả của nạn “rút ruột” đang tồn tại hiện nay.
Đấu thầu cung cấp giấy ở Nhà xuất bản Giáo dục cũng là một kiểu “rút ruột”, nạn nhân của nhóm lợi ích không ai khác mà chính là phụ huynh học sinh. Và …đạo đức giáo dục.