Thứ Sáu, 04/04/2025
31.7 C
Ho Chi Minh City

Tham nhũng-hệ luỵ

Một con số ở châu Phi xem ra rất đáng suy gẫm, 10% người giàu nắm giữ khoảng 50% thu nhập quốc gia. Ở một số nước phía Nam châu lục này, con số này có thể lên đến trên 65%.

Người ta giàu lên bằng phương thức cổ điển: quan chức tham nhũng bắt tay với bọn làm ăn kiểu tư bản sân sau.Họ có thể thâu tóm những công ty tư nhân hóa với giá rẻ mạt, hoặc nắm những ngành kinh doanh độc quyền như khai thác dầu, kim cương. Châu Phi được dự báo là khu vực tăng trưởng nhanh của thế giới trong 2024, chỉ đứng sau nhóm các nước đang phát triển của châu Á, nhưng đồng thời cũng là khu vực có tỷ lệ người nghèo cao nhất. Báo cáo tháng 10/2023 của World Bank nhận định “Châu Phi tiếp tục tăng trưởng mạnh nhưng nghèo đói và bất bình đẳng tiếp tục cao một cách dai dẳng”.

Kinh tế tăng trưởng nhưng tiền vào hết túi một số ít là vấn đề của nhiều nước trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam. Nhưng nó đặc biệt nhức nhối khi nhiều đại án tham nhũng vừa được phanh phui cùng những số tiền lên đến đơn vị nghìn

tỷ. Chỉ trong hai năm 2022 và 2023, Việt Nam đã xét xử những đại án như Việt Á, chuyến bay giải cứu, Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, liên quan tới

nhiều quan chức cấp cao. Một sự thật đau lòng : một lượng lớn tài sản của nền kinh tế đang bị thao túng bởi một số người và tăng trưởng GDP chủ yếu làm giàu cho một số ít.

Sự chênh lệch giàu nghèo ngày một lớn trong xã hội, đáng lo hơn, đã tạo ra một hệ luỵ xã hội và đạo đức khó lường. Trung Quốc là một ví dụ. Chênh lệch giàu nghèo tạo ra một thế hệ người trẻ bất đắc chí vì họ có cố gắng đến đâu cũng không đủ tiền mua nhà, lập gia đình và sinh con đẻ cái. Nhiều người trẻ mất động lực phấn đấu, chọn cách tiếp cận tiêu cực làm ít, chi tiêu ít, thậm chí mặc kệ đời Nó gián tiếp dẫn đến tiêu dùng xã hội của Trung Quốc yếu đi, khiến một trụ cột phục hồi kinh tế quan trọng của nước này bị trục trặc. Nguy hiểm hơn, nó mặc nhiên khuyến khích cách làm ăn chụp giật lợi dụng kẽ hổ luật pháp để làm giàu bất chính, bắt tay với những quant ham để bòn rút tài sản của Nhà nước và người dân ..

Ở nước ta cũng đã có những dấu hiệu đáng lo. Chi phí cho giáo dục và khả năng mua nhà trong giới trẻ đã là các vấn đề rõ ràng. Giá nhàquá cao với thu nhậpngười trẻ và học phí đắt đỏ ở bậc đại học là những chủ đề thường

 

xuyên đọc được trên truyền thông chính thống cho đến những thảo luận ở Quốc hội. Chúng ta có nguy cơ gặp các thách thức tương tự những nước đi trước nếu không làm giãn ra được khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.

Nó phải bắt đầu từ việc kiểm soát quyền lực của những cá nhân, tổ chức đang nắm trong tay nhiều quyền, nhưng không được giám sát đầy đủ; gồm các quan chức, doanh nghiệp có quy mô lớn và nhiều mối quan hệ với chính quyền, nhữngông bà chủ thật sựđằng sau các ngân hàng.

Tham nhũng không chỉ thiệt hại cho kinh tế đất nước. Nó còn kéo theo những hệ luỵ xã hội và một nguy cơ hiển nhiên: Đánh mất niềm tin và Xa hơn đánh mất chế độ…

 

 

 

Xem thêm những bài khác:

Chính khách-đời thường

Xem bức ảnh của Giản Thanh Sơn Chụp cuộc gặp...

Kỷ niệm không quên

Khi đăng bài về Tổng bí thư Lê Duẩn...

Trang Thế Hy- Ngòi bút quả tim

Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Nam bộ...

Thất trận trên sân nhà ?

Truyền thông đưa tin : Trong 9 tháng đầu...

Nguyễn Khắc Trường-lưỡi dao mổ nhân văn

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Khắc Trường   Từ giã “...

Đốt lửa tìm trầm

Lúc mang ngành “ Quan hệ công chúng “...

Trang sử không tim

      Em lặn lội trên trang sách của cha ông Tìm...

Ngồi mát ăn bát vàng

Vậy là cái kim trong bọc đã lòi ra. Câu...

Mới nhất