Trong lịch sử Việt Nam, triều Trần nổi lên như một thời đại hưng thịnh vào bậc nhất của chế độ phong kiến đại Việt. 3 lần đại thắng lừng lẫy đế quốc Nguyên Mông mà vó ngựa xâm lược đã chinh phục từ Âu sang Á, nhà Trần đã làm nên kỳ tích lịch sử có một không hai, sáng tạo ra một thời đại vàng son nhất trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc.
Điều gì khiến một đất nước nhược tiểu, nhỏ bé đã phát huy được sức mạnh tột cùng của mình để quật ngã một đế quốc khổng lồ? trước hết đó là sức mạnh của nền văn hóa Đại Việt – mà hạt nhân của nó là tư tưởng yêu nước- sợi chỉ đỏ xuyên suốt suốt tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tư tưởng yêu nước là tiêu chuẩn giá trị đã đóng vai trò chủ đạo phát huy mạnh mẽ nội lực của đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Nó là nguồn năng lực nội sinh, chi phối và là cơ sở của các tư tưởng khác phát triển, trong đó có tư tưởng thân dân- nét độc đáo trong chế độ quân chủ trung ương tập quyền thời Trần-
Tư tưởng thân dân, bắt đầu từ Phật hoàng Trần Nhân Tông, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên khối đoàn kết toàn dân. Tư tưởng thân dân của ông chứa đựng trong nó những giá trị sống tốt đẹp nhằm xây dưng một xã hội hòa mục,coi trọng con người, tôn trọng sự hài hòa trong tư tưởng, từ đời sống tinh thần cho đến mọi sinh hoạt trong xã hội. Trần Nhân Tông đi vào lịch sử với tư cách là vị anh hùng trong cuộc đấu tranh chống giặc Nguyên Mông xâm lược, một vị vua anh minh. Tư tưởng thân dân của ông là học thuyết được nâng lên thành chủ nghĩa nhân bản trị nước. Thuật trị nước không bắt đầu bằng sự cai trị của người cầm quyền mà là sự khai mở trí tuệ, khai thông đạo lý, đánh thức phẩm hạnh, đạo dức. Đánh giá về Trần Nhân Tông và tư tưởng thân dân của ông, nhà sử học Ngô Sĩ Liên khảng định “ Cố kết lòng dân, sự nghiệp phục hưng làm vẻ vang đời trước, thực là vua hiền của đời Trần”
Không chỉ ở Trần Nhân Tông, tư tưởng thân dân thời Trần còn còn phát triển rực rỡ với Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn,vị tướng kiệt xuất của nhà Trần và của cả dân tộc. Ông đã để lại những chiến công lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chông Nguyên Mông nhưng cao hơn: để lại một di chúc chính trị- quân sự có giá trị vượt qua mọi thời đại lịch sử,vượt qua không gian và thời gian: “ khoan sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là kế thượng sách để giữ nước.” Khoan sức dân không đơn giản là một kế sách mà là triết lý tồn tại cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia- là chân lý của mọi thời đại. Đó là tư tưởng thân dân- tư tưởng đặt con người vào vị trí cao nhất trong nghệ thuật trị quốc. Tư tưởng chủ đạo ấy khai thông mạch nguồn dân tộc, làm thăng hoa sức mạnh con người Việt Nam, tạo nên khí phách lẫy lừng một thủa. Nó hiện thân trong hội nghị Bình Than, ở quả cam trong tay vị tướng thiếu niên Trần Quốc Toản và đỉnh cao là Hội nghị Diên Hồng- có thể coi như một cuộc trưng cầu ý dân vĩ đại nhất trong lịch sử trước nguy cơ ngàn cân treo sợi tóc của dân tộc.
Đau đáu với số phận cuộc sống của đất nước, vua tôi nhà Trần đã tiếp thu được tinh hoa truyền thống ngàn năm của văn hóa Đại Việt: truyền thống dân chủ. Dân chủ là cốt lõi của tư tưởng thân dân. Cũng nhờ tắm mình trong chân lý nhân dân, vua tôi nhà Trần từ Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Hưng Đạo…đã phát huy đến mức cao nhất trí tuệ của mỗi cá nhân, trí tuệ của đất nước. Tư tưởng thân dân, huy động đến tận cùng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên được năng lực tiềm ẩn từ trong mỗi con người- những giọt nước không tên trong đại dương nhân dân. Nó xóa đi cái khoảng cách giữa giai cấp quý tộc và người dân với cách cách ứng xử dân chủ hiếm thấy: “ tướng sĩ một lòng phụ tử,hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Nó khiến cho trên dưới một lòng, muôn người như một, “ giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Nó giải phóng năng lượng tinh thần, làm sáng lên những bản ngã cá nhân, là bệ phóng cho những hành động phi thường, tạo nên cái “ hào khí Đông A” bất diệt của lịch sử, được ghi dấu với những chiến công hiển hách: Chương Dương; Vạn Kiếp; Bạch Đằng… giúp 3 lần đánh đuổi giặc Nguyên, bảo vệ sự trường tồn của đất nước.
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình tu nỗ lực
Non sông ấy ngàn thu
Trần Quang Khải
Tư Tưởng thân dân với những thành tựu mà nó đạt được, đã góp phần nâng tầm con người Việt Nam vượt lên trên tầm thời đại. Đọc văn chương của giai đoạn này, với những áng hùng văn, ta bắt gặp hình tượng những con người Việt Nam tay cầm ngang ngọn giáo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ non sông, có tầm vóc vũ trụ, được đo bằng kích thức của đất trời
Ngang giáo non sông trải mấy thâu
Ba quân sức mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Võ Hầu
Phạm Ngũ Lão
Phát triển tư tưởng thân dân của Trần Nhân Tông,cách chúng ta mấy trăm năm, Nguyễn Trãi cũng khảng định; : việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.” Và : “ chở thuyền, lật thuyền cũng là dân”. Thông điệp ấy trải qua hàng thế hệ, đã phát triển rực rỡ trong thời đại Hồ Chí Minh, làm nên một chủ nghĩa yêu nước Việt Nam kiểu mới với những quan điểm sáng rõ của tư tưởng Hồ Chí Minh: “ nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời này không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết nhân dân.”. Nhân dân là người đã làm nên những thành công của cách mạnh cũng là lực lượng chủ yếu để bảo vệ cách mạng.Thực tiễn lịch sử đã chỉ ra rằng: cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thành công khi có một đảng cộng sản có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân. Nếu dân không tin,không ủng hộ thì sự nghiệp giải phóng dân tộc không thể thành công và việc xây dựng xã hội mới sớm muộn sẽ thất bại. Tiếp nhận thông điệp của tiền nhân,chúng ta càng hiều rõ thêm luận điểm của Lê nin : “ chỉ trông vào bàn tay những người cộng sản để xây dựng xã hội cộng sản,đó là một tư tưởng rất ngây thơ. Những người cộng sản chỉ là một giọt nước trong đại dương nhân dân’ , nhân dân là “nguồn góc khiến chủ nghĩa cộng sản trở thành vô địch”. Luận điểm ấy là cặp mát thấu thị để chúng ta tiếp cận chân lý vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh Dân là gốc nước