Chiếc Boeing 767 từ từ hạ cánh xuống sân bay Melbourne. Đúng 9 giờ địa phương. Ngay từ cầu thang, mắt tôi đã chạm ngay hình những chú kangarou in trên đuôi những chiếc máy bay và hãng hàng không quốc gia Australia. Vừa rời Tokyo, nơi tầm mắt bị che chắn bởi những ngôi nhà cao tầng, tôi như chết ngột trong cái khoảng thiên nhiên xa ngút mắt. Bên cạnh đường băng là những thảm cỏ xanh mượt hiếm thấy ở bất kỳ một sân bay nào. Australia đó ư? Đất nước rộng thứ 6 địa cầu sau Nga, Canada, Trung Quốc, Mỹ, Brazil – Rộng hơn Ấn Độ và Ailen cộng lại gấp 25 lần, gấp đôi Ấn Độ cộng Pakistan – Một đất nước ngày đêm dội lên tiếng sóng Thái Bình Dương – Đất nước duy nhất ôm trọn cả một lục địa?
Đón chúng tôi ở sân bay là một cô gái sinh đẹp. Cô gái có dáng người thon thả và đôi chân tuyệt đẹp mà bạn bè chúng tôi gọi đùa là em chân dài. Với nụ cười đầm ấm và thân mật, cô giới thiệu với chúng tôi lộ trình mà chúng tôi sẽ đi. Trong ánh mắt đầy tự hào của cô, Australia hiện ra trong một màu xanh đến nao lòng. Một sứ sở huyền thoại. Chạy suất dọc đưòng chúng tôi đi là những cây keo hoa vàng. Thời tiết Melb ourne mát mẻ vì đang là mùa thu. Nhưng ngay cả khi vào mùa đông ( kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8) ở Australia nhiệt kế cũng ít khi chỉ dưới 0 độ và không có tuyết rơi. Con đường cao tốc 6 làn xe chạy thẳng băng khiến chúng tôi liên tưởng tới một kỳ tích của đất nước này. 800.000 km đường công cộng, trong đó những con đường huyết mạnh ở thành thị chiếm tới 8.000 km, hệ thống nối liền các thủ phủ được coi là đường quốc lộ dài 18.700 km, đường huyết mạnh ở nông thôn dài 97.000 km. Chỉ tính riêng tiền duy tu hệ thống đường đã ngốn hết 23 triệu đô la Australia mỗi ngày. Vậy mà việc bảo đảm an toàn giao thông ở Austrailia được liệt vào hàng tốt nhất thế giới…
Hiện ra trước mắt chúng tôi là một thành phố Melbourne, thủ phủ của bang Victoria. Nằm bên bờ sông Yarra, ngay cửa vịnh Phillip Bay; thành phố này được xây dựng vào năm 1835 và mang tên Thủ tướng Anh lúc bấy giờ Lord Melbourne. Không có những toà nhà trọc trời như ở Tokyo, kiến trúc của Melbourne là sự kết hợp hài hoà giữa toà nhà công sở tráng lệ được xây dựng từ thế kỷ 19 nhu khu nhà triển lãm, nhà Quốc hội vói công trình hiện đại như trung tâm nghệ thuật Victoria và toà nhà Rialto. Ghi nhận đàu tiên: Rất nhiều ngôi nhà và đường sá được xây và lát đá hoa cương xanh, một loại nguyên liệu được phổ biến ở địa phương. Cả thành phố giống như một công viên khổng lồ với nhiều tiểu đảo vầ vườn hoa nhỏ. Có cảm giác như thành phố rất ít người mặc dù dân số Melbourne là 3.3 triệu dân.
Lần đầu tiên vượt qua xích đạo xuống nam bán cầu nhưng chúng tôi không cảm thấy lạ lẫm. Không hẳn chỉ là ở những lá cờ đỏ sao vàng trên tay những cán bộ đại sứ quán, sinh viên, lưu học sinh Việt Nam đang học tập và sinh sống tại Austrailia đón chúng tôi tại sân bay. Tình cảm thân thuộc ấy có lẽ còn bắt đầu từ ấn tượng về một đất nước có nền văn hoá đa sắc tộc, trong đó có cộng đồng 200.000 người Việt Nam; từ một thiên nhiên tràn ngập màu xanh; từ tình cảm chân tình của Thủ hiến bang Victoria. J.Kennett dành cho Thử tướng Phan Văn Khải; từ cuộc gặp gỡ trọng thị với các danh nhân Australia tại khách sạn Sofitel. Anh Phương, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Australia nhắc lại với tôi chuyến thăm Australia vào tháng 5-1993 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Paul Keating: “ Chúng ta có thể hàn gắn vết thương của quá khứ, sao cho các thế hệ tương lai không phải thừa kế chúng và không phải trả giá cho sự thù địch trước đây”. Thủ lĩnh đảng bảo thủ, John Hewson, đảng đối lập Aurtralia lúc bấy giờ cũng công nhận “Đã đến lúc quan hệ giữa hai nước chúng ta đạt độ chín muồi và chuyển sang trang mới”. Cùng với chuyến thăm dồn dập của hai bên: Thủ tướng Paul keating năm 1994, toàn quyền Bill Hayden 4 – 1995, Tổng Bí thư Đỗ Mười 7 – 1995, và bây giờ là Thủ tướng Phan Văn Khải, quan hệ hai nước ngày càng ấm dần lên. Nói như cách nói của Thủ hiến bang Victoria J.Kennett. “Đây là một mốc quan trọng góp phần nuôi dưỡng quan hệ Việt Nam – Aurtralia phát triển lâu dài và hữu ích”.
Tạm biệt Melbourne, một trung tâm thương mại và công nghiệp, nơi mà từ thế kỷ 19 đẫ trở nên giàu có nhờ những mỏ vàng, chúng tôi rời khách sạn Sheraton Canberra, thủ đô Australia Cách Melbơurne 655 km về phía Tây –Nam, Canberra là một thành phố nhỏ chhỉ có 310.000 dân. Nằm trên bình độ cao hơn các thành phố khác và được bao quanh bởi các dãy núi, Canberra có vẻ đẹp như trong tranh vẽ. Những ngọn đồi lớn bao phủ bằng những rừng cây bạch đàn và phi lao. Những công viên chiếm phân nửa diện tích thành phố. Những mặt hồ xanh ngắt uấn lượn như ttrong các truyện thần thoại. Có lẽ đó cũng là một trong những lý do khiến du lịch trở thành nghành công nghiệp lớn nhất Canberra. Với dân số hơn ba trăm ngàn người, một năm có hơn 1.2 triệu khách hàng du lịch đến thăm và ở lại thủ đô. Bên cạnh sự quyến rũ về thiên nhiên, Canberra còn có vẻ đẹp quyến rũ là kiến trúc với những toà nhà hiện đại, điển hình là toà nhà Quôca hội hoàn thành vào năm 1988. Nổi bật tren ngọn đồi cao, giữa thảm cỏ xanh, nhà Quốc hội đựoc coi là đặc sắc nhất của thủ đô Camberra. Ở đây, ngay trong toà nhà tráng lệ này, tôi vẫn không có cảm giác bị cắt rời khỏi thiên nhiên. Và thật khó hình dung khi biết rằngthành phố này mới được hình thành vào năm 1911 từ một trại nuôi cừu lớn.
Đứng giữa toà nhà trung tâm quyền lực của Aurtralia, không gian như lặng đi và trong tiếng nháy lên của máy ảnh, máy quay phim khi Thủ tướng J. Howard siết chặt tay Thhủ tướng Phan Văn Khải.Tôi còn nghe đâu đây âm vang tiếng 19 phát đại bác ở sân bay quân sự Fairbain. Cao hơn cả những nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia, hai Thủ tướng bàn về những vấn đề quốc tế cùng quan tâm, về quan hệ giữa hai quốc gia với tư cách cùng là thành viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nhìn thẳng vào tương lai, chia ssẻ sự hợp tác toàn diện và ngày càng mơ rộng. Quyết tâm ấy được cụ thể, được khẳng định trong các cuộc gặp gỡ của Thủ tuớng Phan Văn Khải với Ngoại trưởng A.Dower, lãnh tụ Công đảng Kim Bezley; Bộ trưởng thương mại Tim Fisher. Thêm một biểu hiện cho sinh động cho quan điểm đối ngoại đúng đắn của Đảng ta “Chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị – xã hội kkhác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”. Cây hợp tác đã nở hoa kết trái. Viện trợ phát triển cuẩ Aurtralia cho Việt Nam ngày càng tăng. 100 triệu AUD cho năm 1991 – 1995. 200 triệu AUD cho 4 năm 1995 – 1998 tập chung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế và hạ tầng cơ sở, trong đó dự án cầu Mỹ Thuận đã được khởi công với số vốn 74 triệu AUD. Và, theo thông báo của ngoại trưởng A.Dower, khoản viện trợ mới cho Việt Nam 4 năm 1998 – 2002 sẽ tăng lên là 236 triệu AUD được mở rộng trong các lĩnh vực mới như trợ giúp củng cố tài chính, các dự án ở nông thôn, ưu tiên trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu vực. Aurtralia là 1 trong 10 nước đầu tư lớn vào Việt Nam với gần 100 công ty, trong đó lớn nhất là công ty Dịch vụ viễn thông Telstra và Ngân hàng ANZ, một trong 10 ngân hàng hàng đầu thế giới… Tôi đọc thấy trong nụ cười raats tươi của Thủ tướng Phan Văn Khải trong tất cả các cuộc gặp gỡ niềm tự hào của chính chúng tôi. Một Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, đang theo duổi chính sách hội nhập khu vực, hội nhập thế giớ được cộng đồng quốc tế công nhận. Một Việt Nam đang được tận dụng những vận hội to lớn để phát huy cao độ nội lực. Một Việt Nam đang tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các nhà đầu tư của Aurtralia. Một Việt Nam đng có vị trí ngày càng tăng trên chiến trường quốc tế!
Sau Canberra, Sydney đón Thủ tưóng của chúng ta trong một lễ đón đặc biệt có ý nghĩa: Lễ trao bằng tiến sĩ danh dự về khoa học và kinh tế của Trường Đại học Sydney, được tổ chức theo lễ nghi trọng thể nhất tại giảng đường Maclaurin. Xây dựng vào năm 1910, lúc đầu là thư viện Thomas Fisher, ghi ơn người đã tài trợ cho trường 30.000 bảng Anh, sau đó được mang tên Henry Normand Maclaurin, một tiến sĩ xuất sắc của Sydney, hiệu trưởng của trường Đại học Sydney từ năm 1896 đến 1914. Trường Đại học Sydney là trường Đại học có uy tín lâu đời nhất Aurtralia được thành lập từ năm 1850. Trường có 30.000 sinh viên theo học ở 100 bộ môn thuộc 17 khoa với hàng ngàn sinh viên nước ngoài trong đó có khá nhiều sinh viên Việt Nam. Với cái khung cảnh gần gũi của thiên nhiên như Melbourne Canberra, nhưng Sydney, thủ phủ của bang New South Wales sầm uất hơn với khoảng 6,2 triệu dân. Tại đây, nơi có một trong những hải cảng lớn nhất thế giới sẽ diễn ra Thế vận hội Sydney 2000, được mệnh danh là Thế vận hội màu xanh và bạn bè. Theo một cán bộ ở Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney, thành phố có tới 30.000 khách sạn và nhà trọ, từ những khách sạn 5 sao đến những khu cắm trại đơn sơ đầy hấp dẫn với du khách. 6.000 khách ssạn mới cũng sẽ được xây dựng. 3 tỷ AUD dự thi để nâng cấp cơ sở hạ tầng thành phố đảm bảo phương tiện ssi lại cho khách đến Thế vận hội.Một con số không nhỏ.
Nhưng sức hấp dẫn của Sydney không chỉ có vậy. Ngày cuối cùng trước khi rời Aurtralia chúng tôi may mắn được cùng Thủ tướng đi trên chuyến tàu John Cadman III năm vịnh Homebush sau khi thăm triển lãm nông nghiệp Hoàng gia. Con tàu gần như được sửa chữa mới để đón đoàn đại biểu ta. Ngồi trên con tàu lướt sóng êm ru, nhìn ra mặt biển xanh như ngọc bích, nơi sẽ diễn ra môn thể thao hấp dẫn đua thuyền tại Thế vận hội năm 2000, tôi như mê đi trước cái vẻ kỳ ảo của thiên nhiên. Qua màn mưa bụi mờ xa, thành phố hiện ra huyền hoặc, biến ảo như trong những bức tranh siêu thực. Ngồi nhâm nhi ly rượu vang và món bít tết Ausralia, ngắm đàn hải âu chấp chới bay trong sương khói mơ màng trên mặt vịnh Homebush, tôi mới chợt hiểu ra vì sao người muốn biển Sydney 2000 thành một Olympic màu xanh – một sự cam kết kiên trì bảo tồn sinh thái. Tôi lặng im chiêm ngưỡng ngôi nhà sò – Nhà hát Opera Sydney, một trong những biểu tượng nổi bật nhất Aurtralia, nơi đã dâng tặng cho thế giới nhiều tài năng Opera; ngắm chiếc cầu nối liền hai bờ Bắc – Nam của thành phố Sydney. Trong cái khoảng khắc tĩnh lặng ấy, tôi có cảm tưởng như đã hoá thân vào thiên nhiên, bồng bềnh trong tiếng hát liêu trai của cô ca sĩ Aurtralia và thấy mình giàu có biết chừng nào. Tôi tự mình nâng ly và thầm nói: Cám ơn Aurtralia.
Khi chúng tôi trở về khách sạn ANA thì đúng 8 giờ tối. Trời sắp đổ mưa to. Chỉ có vài tiếng nữa là đêm cuối cùng ở Sydney sẽ trôi qua. Thành phố trong dịp lễ phục sinh thật vắng người. Các cửa hàng đóng cưar kín mít. Từ trong tầng 13 khách sạn ANA tôi vén màn nhìn xuống đường: khoảng 2,3 chục người Việt mang cờ ba sọc đứng biểu tình ở phía bên kia khách sạn. Có cái gì đó nhói lên làm tôi chợt buồn. Những trái tim đui mù thật đáng thương hại. Nhưng họ chỉ là số ít, rất ít, một giáo sư Aurtralia đã nói với tôi như vậy. Họ rất ít trong số 200.000 người Việt ở Australia Họ càng ít hơn so với 18 triệu dân Aurtralia, những bạn bè đang đứng sau lưng chúng ta. Tôi bỗng thèm được nói với họ câu nói đầy hình tượng của ngài Muray – Chủ tịch nghị viện bang New South Wales khi giới thiệu với Thủ tướng Phan Văn Khải và phu nhân và cây cầu nổi tiếng nối liền hai bờ Bắc – Nam thành phố Sydney. Xin được lấy câu nói đó làm lời kết luận cho bài bút ký ngắn này: Cây cầu Mỹ Thuận được thiết kế đúng như cây cầu này, nhưng cầu Mỹ Thuận sẽ đẹp hơn bởi tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Australia.
4-1999
Dương Trọng Dậ