Ấn tượng Hà Nam

0
52

Ra Hà Nội chưa được một ngày, ngồi chưa ấm chỗ, một người bạn đã hỏi tôi: Nghe nói anh nghị sẽ về Hà Nội, anh biết không?

Tôi ớ người. Làm sao tôi biết được. Mới buổi sáng, một người bạn trong cánh thạo tin cũng nói với tôi về việc chuyển đổi vị trí này, nhân sự kia. Dân Hà Nội vốn rất quan tâm đến chính trị, nhất là giới báo chí. Nhưng đó là chuyện triều đình. Và thông tin tôi nghe được cũng chỉ là thông tin của “hãng thông tấn vỉa hè”. Chưa biết đâu là hư, đâu là thực. Có điều, câu hỏi làm tôi nảy ra một ý định bất ngờ: về thăm Hà Nam. Không phải là để xem đồng chí nguyên Phó ban tư tưởng Văn hoá Trung ương làm Bí thư Tỉnh uỷ như thế nào. Cái chính là, để thăm lại một vùng đất có nhiều kỷ niệm trước lúc chúng tôi đi B, quê hương của nhiều văn nhân nổi tiếng.

Tôi gọi điện cho Phạm Quang Nghị. 4, 5 lần nhấn máy, lần nào cũng vang lên cái âm thanh đều đều đến nản lòng: số máy thuê bao mà quý khách vừa gọi đang ở ngoài vùng phủ sóng hoặc tắt máy. Tôi quay số phòng Bí thư Tỉnh uỷ nhưng không hy vọng gì. Vậy mà tôi đã gặp may. Đầu dây bên kia, giọng Phạm Quang Nghị vui vẻ:

  • May quá, tôi rất ít khi ở trong phòng. Ông định xuống đây thì đi ngay đi.Từ mai tôi bận diễn tập hai ngày.Tiếc là ông không xuống được sớm hơn. Sáng nay tỉnh hội thảo về công tác dân vận và bài báo dân vận của Bác Hồ.

Được lời mời, tôi vội vã phóng xuỗng Hà Nam. Chiếc xe bon bon trên con đường số 1 đã được mở rộng và đến nơi sau 1 tiếng 40 phut, muộn hợn dự kiến 30 phút. Phủ lý đã thay đổi. Không còn hình dáng một thị xã êm đềm soi bóng xuống dòng sông Châu Giang trước chiến tranh. Từ trong đống đổ nát của bom đạn Mỹ đã mọc dậy một thành phố khác không yên tĩnh, nhưng nhộn nhịp và bề thế hơn.

Phạm Văn Nghị đón tôi ở văn phòng tỉnh uỷ. Bắt tay và dẫn tôi vào phòng, thấy tôi tủm tỉm cười, anh hỏi:

  • Sao ông cười, chắc là thấy tôi khác lắm phải không?
  • Không khác, tuy có rắn rỏi và phong trần hơn. Tôi cười vì ở dưới cổng, cậu bảo vệ gọi tôi là anh, gọi ông là bác. Ông nghĩ thế nào?

Phạm Quang Nghị nheo mắt:

  • Tôi thấy già đi và trách nhiệm nhiều hơn.

Tôi lặng im. Anh nói đúng. Hình như đã vượt qua danh giới của một từ danh xưng. Đó là sự gửi gắm trách nhiệm. Trách nhiệm với hàng triệu con người. Ở tầm vĩ mô đó là sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị. Còn vi mô: là nồi cơm, manh áo của nhân dân. Ở thời đại nào cũng vậy, cái gốc của chính trị là con người. Chăm lo cho con người chính là chăm lo cho cái gốc của sự bền vững.

  • Ông hỏi nỗi lo nhất của bí thư là gì phải không? – Phạm Quang Nghị đăm chiêu – Tôi sợ nhất là dân không no. Văn phòng tỉnh uỷ nơi ông đang ngồi đây vẫn là văn phòng “ mượn” của Phủ Lý. Rồi sẽ phải xây văn phòng mới. Nhưng làm sao để tránh nghịch lý: Trụ sở to nhưng bồ lúa của người dân thì nhỏ…

Bồ lúa của người dân Hà Nam có nhỏ không? Tôi chưa biết. Nhưng hãy thử nhìn một con số. 800 ngàn dân với diện tích canh tác bình quân 1,7 sào Bắc Bộ một đầu người, năm nay thu hoạch khoảng trên 400 ngàn tấn lúa. Năng suất trên 10 tấn/ ha. Một năm được mùa, theo đánh giá của Giám đốc sở nông nghiệp Hà Nam mà tôi gặp bất ngờ trên đường về thăm Bình Lục. Con số ấy cồn có ý nghĩa hơn đối với vùng đất đồng trũng chiêm khê mùa thối! Ngồi trên xe đi An Đổ, Hiến Tổng biên tập báo Hà Nam gật gù:

  • Cũng là nhờ khoán 10, nhờ đổi mới. Người nông dân thực sự được làm chủ vận mệnh của mình, được quyền tự do thi thố tài năng trên mảnh đất cha ông và đất đã không phụ họ. Này, anh thử nhìn xem có thay đổi gì không?

Vâng! Quả là nhiều thay đổi thật. Con đường đất đỏ xưa từ Huyện uỷ Bình Lục về trụ sở uỷ ban nhân dân xã An Đổ trải nhựa láng o đến tận sân. Vùng đất trước mắt tôi đang bước đi những bước đi chóng mặt. Không còn dấu vết một vùng đồng chiêm trũng. Rót cho tôi một cốc nước vối, thứ nước lá đặc biệt riêng của một vùng quê Bắc Bộ, bí thư đảng uỷ xã An Đổ hỏi tôi:

  • Bác ở đây năm nào? 29 năm. Gần một nửa đời người đã trôi qua. Nhưng ấn tượng lần về Hà Nam vẫn còn đó. Theo chân các nhà văn Nguyên Hồng, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Bùi Hiển, Kim Lân, Nguyễn Kiên,…Chúng tôi về thăm Tam nguyên Yên Đổ. Từ trụ sở xã, thầy trò chúng tôi phải xắn quần lội bộ về xã Mạnh Chư. Một vùng nước trắng mênh mông và con đường nhỏ chỉ vừa đủ hai người đi bộ tránh nhau. Ngoài con đường độc đáo, phương tiện giao thông giữa các làng chủ yếu là thuyền. Mới hiểu thêm câu “6 tháng đi chân 6 tháng đi tay” của người dân Am Đổ. Những năm ấy, cán bộ xã đi họp phải… cưỡi trâu và tiêu chuẩn báo ăn của mỗi người là một suất cơm kèm theo một suất…cỏ. Tôi như còn nghe đâu đây, dưới chân mình cái cảm giác nhớp nháp của bùn và vị chua gắt của đất phèn.

Bây giờ, con đường dẫn chúng tôi đến Trạng Lợn đã tráng xi măng có thể chạy xe con. Cái ao trước đền không còn nữa. Phần phía trước của ngôi đền đã thành một lớp học. Các em học sinh quần xanh áo trắng, khăn quàng đỏ trên vai đang xếp hàng trào cô giáo trước tan trường. Nơi đây, mấy chục năm trước, nhà văn Nguyên Hồng vuốt chòm râu đen bóng như một lão nông say sưa thuyết trình với chúng tôi lai lịch Trạng Lợn và những truyền thuyết về ông. Phó chủ tịch UBND xã An Đổ cười hồn nhiên:

  • Hồi các bác về đây, em mới học cấp 2, còn mặc quần đùi cởi trần chăn trâu giả làm Đinh Bộ Lĩnh đánh nhau trên đồng chiêm trũng. Người ngợm lúc nào cũng cóc cảng vì váng phèn. Bác hỏi thuyền thúng u? Thứ ấy bây giờ bói cũng không ra.

Mấy chục năm, có nhiều thứ đã trở thành ký ức. Chiếc thuyền thúng, những con ngưoừi quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời và những cặp mắt toét ba vành vì nước ao tù, những con đườnglầy lội vĩnh viễn trở thành chuyện của ngày hôm qua. Khoát tay chỉ một con đường và một cô gái đi Honda ngược chiều, Phó chủ tịch xã An Đổ trầm ngâm:

  • Nhưng mới làm được ba cây số đường thôi, bác ạ. Từ nay đến sang năm bọn em dự kiến làm nốt ba cây sô số nữa. Cũng phải tồn 4, 5 triệu đồng. Tất cả là sức dân.

4, 5 triệu đồng đối với một xã thuần nông, một con số không nhỏ, làm sao để huy động? Làm sao động viên được sức mạnh của nhân dân vào sự phát triển kinh tế , xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội mà không dẫn đến biến động như ở Thái Bình? Bí quyết, theo bí thư Tỉnh uỷ Phạm Quang Nghị, chính nhờ phát huy dân chủ, mà chiếc gậy thần mà chỉ thị về xây dựngthực hiện quy chế dân chủ cơ sở của Đảng. Chỉ thị ấy ở Hà Nam được đưa vào cuộc sống một cách khá bài bản và căn cơ. 17 – 10 – 1998 tỉnh ra kế hoạch tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Ngày 29 – 10 họp hội nghị triển khai, thành lập ban chỉ đạo. từ cuối năm 1998 các huyện, thị xã đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Từ các xã điểm: Yên Nam ( Duy Tiên), Lê Hồ (Kim Bảng), Phường Lương Khánh Thiện (Thị xã Phủ Lý), Bồ Đề, Đồng Du ( Bình Lục), Liêm Cần, Liêm Tiết ( Thanh Liêm), Nhân Đạo ( Lý Nhân); đến nay 114/114 phường, xã đã quản triệt xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Với quy chế dân chủ người dân đã thưch sự được tham gia vào những công việc có liên quan đến đời sống của chính mình. Dân bàn về việc chuyển đổi hợp tác xã; xây dựng hương ước, xây dựng làng văn hoá. Có nơi dân được mời dự thích các kỳ họp HĐND. Hầu hết các cơ sở đã thực hiện “ dân biết, dân làm, dân kiểm tra” những cơ sở hạ tầng do dân đóng góp, xây dựng đình làng, ngõ xóm, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng nhà trẻ, trường học, làm thuỷ lợi nội đồng, xây dựng vùng giống sản xuất lúa và xây dựng quỹ khuyến học, quỹ y tế, quỹ giao thông… Kết quả đạt được thật bất ngờ: Không khí và quyền làm chủ thực sự của nhân dân được phát huy. Người dân hăng hái tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở điai phương, tự giác đóng góp tiền, của cải công sức vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính quyền được củng cố, bước đầu khắc phục được tệ nạn tham nhũng quan liêu.Trật tự an toàn xã hội được ổn định.

Tôi đứng lặng ngắm đền thờ Trạng Lợn trong cái lạnh se se của gió heo may. Nghe trong gió ngọt ngào hương lúa đầu mùa. Nắm chặt bàn tay chai sần của Phó Chủ tịch UBND xã An Đổ tôi bỗng thấy như cái gì đó đang bật dậy từ trong đất. Hơn ở đâu hết, tại đây chân lý đang được kiểm nghiệm. Đường lối chính sách bắt đúng mậch nguồn của đời sống sẽ khơi dậy được sức mạnh tiềm tàng của nhân dân. Và ngược lại đời sống khi được phát triển đúng hướng sẽ phả hơi ấm sinh động vào các nghị quyết, bồi ra đắp thịt cho nó. Hiến Tổng biên tập báo Hà Nam, cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi:

– Đền Trạng Lợn chưa có kinh phí để trùng tu. Bọn em đang làm đề xuất lên cấp trên. Anh có cần gặp anh Bí thư Đảng uỷ thời các anh về đây không? Nếu không, mời anh sang Vị Hạ.

Tôi lắc đấu. Không, tôi không có ý định gặp ông Bí thư Đảng uỷ xã An Đổ thời ấy! Tôi chỉ muốn, bằng cảm quan, cảm nhận lại một lần nữa hơi thở của vùng đồng chiêm trũng đang đổi đời. Ấn tượng ấy cụ thể đến độ có thể sờ mó được, cân đong được trong các gương mặt của các em học sinh, của những cô thôn nữ xinh đẹp, gánh lúa đi qua tò mò nhìn chúng tôi. Mang cảm giác đó, chúng tôi ngược xe về thăm Tam nguyên Yên Đổ.

Con đường lát gạch đỏ dẫn chúng tôi vào từ đường của nhà thơ Nguyễn Khuyến, giống hệt như con đường thôn quê cổ kiính Kinh Bắc. Vậy mà theo một cán bộ của UBND huyện Bình Lục, con đường mới được lát gạch chừng vài năm nay. Ông Nguyễn Thanh Tùng hậu duệ năm đời của Nguyễn Khuyễn mở của cho chúng tôi vào thắp hương tưởng niệm nhà thơ. Trong ánh sáng nhạt nhòa của buổi chiều cuối thu, sau làn hương trầm nghi ngút, tôi như bắt gặp trên chân dung ông một nét cười đầy nhân văn. Trong khoảng sân rộng rêu phong, vẫn còn đó chân móng căn nhà mà ông đã từng sống. Xa hơn là cây thiên tuế trăm năm. Và cả cací ao thu lạnh lẽo nước trong veo, nơi ông đã viết và để lại cho đời những bài thơ bất hủ. Có một tình cảm vô hình, vô sắc từ từ dâng lên, thoáng chốc làm tôi quyên đi tất cả. Chỉ còn lại một niềm kiêu hãnh, một lòng tự tin. Không hiểu sao, tôi bất ngờ hiểu ra ý nghĩa sâu xa của câu ngạn ngữ phương Tây mà tôi đã tường nghe nhưng dường như chẳng bao giờ nhận thức hết: Văn hoá là cái gì còn lại khi người ta quên đi tất cả những gì đã học được.

Tôi quay trở về Hà Nội ngay trong đêm. Tôi không muốn làm bận rộn thêm công việc vốn đã quá bận rộn của một Bií thư tỉnh uỷ. Nói đúng hơn, tôi không muốn làm phai nhạt đi cái ấn tượng mà tôi cảm nhận được ở vùng đồng chiêm trũng Hà Nam. Mặc dù tôi còn rất thèm một chuyến vượt sông Đáy sang Kim Bảng, xuống Đại Hoàng thăm quê nhà văn xhiến sĩ Nam Cao. Ngồi trên xe tôi, tôi cứ trăn trở mãi với câu nói của Phạm Văn Nghị. Khi tôi hỏi: “Đâu là chìa khoá của thành công”, anh cười: “Chưa thể nói là đã thành công. Nhưng chìa khoá thì có: Đảng đoàn kết và dân đồng lòng”.

Vâng! Chân lý đơn giản thế đấy! Và anh đã chiêm nghiệm điều đó. Có sống ở một nơi nội bộ có vấn đề găy gắt như ở Hà Nam mới thấy hết ý nghĩa của sự đoàn kết. Nhưng anh cùng Đảng bộ Hà Nam đã và sẽ vượt qua được. Vấn đề còn lại làm cho dân đồng lòng. Muốn thế, đảng và dân phải có tiếng nói chung. Không nói scùng tiếng nói với nhân dân, Đảng không có lý do để tồn tại.

Tôi ngồi im. Người bạn X đồng hành cùng ngồi im. Chỉ có cậu lái xe thỉnh thoảng cựa quậy tren ghế, sau tay lái. Trong đầu tôi cứ lởn vởn cái câu chở thuyền, lật thuyền cũng là dân của Nguyễn Trãi, khoan sức dân để lấy đó làm kế sâu rễ bền gốc của Hưng Đạo Vương. Tụ nhiên, tôi chợt nhớ đến câu thơ Thiên mạc giang hề trác bút trang ghi trong lời nói đầu bản Hương ước của thôn Đông Ngoại, xã Châu Giang, huyện Duy Tiên nói về vẻ đẹp đất và người của Trác bút ngày xưa và càng thấm thía hơn tư tưởng sáng ngời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Dân là gốc nước.

10- 1999

Dương Trọng Dật

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here